Đơn thuốc gây nghiện cho người bệnh AIDS điều trị ngoại trú do cơ sở khám chữa bệnh cấp có cần phải đóng dấu để sử dụng không?
- Đơn thuốc gây nghiện cho người bệnh AIDS điều trị ngoại trú do cơ sở khám chữa bệnh cấp có cần phải đóng dấu để sử dụng không?
- Để được kê đơn thuốc gây nghiện cho cho người bệnh AIDS giai đoạn cuối thì cần phải có những giấy tờ gì?
- Cơ sở khám chữa bệnh khi nhận lại thuốc gây nghiện do không sử dụng hết thì cần lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu nào?
Đơn thuốc gây nghiện cho người bệnh AIDS điều trị ngoại trú do cơ sở khám chữa bệnh cấp có cần phải đóng dấu để sử dụng không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc gây nghiện như sau:
Kê đơn thuốc gây nghiện
1. Đơn thuốc “N” được sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” (có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày.
3. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân sự) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo thông tư này, được lập thành 02 bản như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được biết.
Theo quy định thì đơn thuốc gây nghiện cần cho người bệnh AIDS điều trị ngoại trú phải được đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh để có thể sử dụng.
Tuy nhiên, nếu việc cấp, bán thuốc do chính cơ sở khám chữa bệnh kê đơn thuốc thực hiện thì không cần dấu của cơ sở khám chữa bệnh đó.
Đơn thuốc gây nghiện cho người bệnh AIDS điều trị ngoại trú do cơ sở khám chữa bệnh cấp có cần phải đóng dấu để sử dụng không? (Hình từ Internet)
Để được kê đơn thuốc gây nghiện cho cho người bệnh AIDS giai đoạn cuối thì cần phải có những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 52/2017/TT-BYT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT) quy định về việc kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh AIDS như sau:
Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).
2. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (xác nhận có giá trị cho một lần kê đơn thuốc), kèm theo tóm tắt bệnh án. Tóm tắt bệnh án thực hiện theo mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng Điều trị kê đơn thuốc cho người bệnh thì không cần có tóm tắt bệnh án.
Việc kê đơn thuốc gây nghiện phải do bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh Điều trị nội trú thực hiện, số lượng thuốc mỗi lần kê đơn tối đa là 10 (mười) ngày sử dụng.
Từ quy định trên thi để được kê đơn thuốc gây nghiện nhằm giảm đau cho người bệnh AIDS giai đoạn cuối thì cần phải có:
- Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT.
TẢI VỀ (xác nhận có giá trị cho một lần kê đơn thuốc).
- Tóm tắt bệnh án. Tóm tắt bệnh án thực hiện theo mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 4 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH TẢI VỀ (thay thế cho mẫu Phụ lục 6 Thông tư số 14/2016/TT-BYT).
Cơ sở khám chữa bệnh khi nhận lại thuốc gây nghiện do không sử dụng hết thì cần lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về mẫu biên bản nhận lại thuốc như sau:
Trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết.
1. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết cho cơ sở đã cấp hoặc bán thuốc. Cơ sở lập biên bản nhận lại thuốc như sau:
a) Đối với cơ sở cấp thuốc lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản được lập thành 02 bản (01 bản lưu tại nơi cấp, 01 bản giao cho người trả lại thuốc).
b) Đối với cơ sở bán lẻ thuốc lập biên bản nhận lại thuốc theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định tại Luật dược 2016.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh khi nhận lại thuốc gây nghiện do không sử dụng hết thì cần lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?