Đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cho công dân của Bộ Nội vụ là đơn vị nào?
Việc thực hiện cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về nguyên tắc thực hiện cung cấp thông tin như sau:
Nguyên tắc thực hiện cung cấp thông tin
1. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác, minh bạch, thuận lợi cho công dân và đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không vi phạm các quy định về bảo mật.
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong quá trình cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định thì việc thực hiện cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác, minh bạch, thuận lợi cho công dân và đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không vi phạm các quy định về bảo mật.
(2) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong quá trình cung cấp thông tin.
Việc thực hiện cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cho công dân của Bộ Nội vụ là đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về đơn vị đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ như sau:
Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ
1. Văn phòng Bộ là đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả.
2. Trung tâm Thông tin làm đầu mối tổng hợp yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng, gửi Văn phòng Bộ trả kết quả.
3. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin do đơn vị tạo ra và chịu trách nhiệm về thông tin do đơn vị cung cấp.
Như vậy, theo quy định, Văn phòng Bộ Nội vụ là đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cho công dân.
Văn phòng Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin cho công dân?
Căn cứ Điều 4 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về trách nhiệm của Văn phòng Bộ Nội vụ như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
1. Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu cung cấp thông tin, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin theo quy định.
2. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với các đơn vị giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện các trình tự, thủ tục công khai thông tin bằng hình thức đăng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; thực hiện cung cấp thông tin thông qua việc tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của Người phát ngôn Bộ Nội vụ.
4. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tạo ra thông tin để xử lý, đính chính khi phát hiện thông tin công khai không chính xác.
6. Bố trí công chức phụ trách cung cấp thông tin, thực hiện việc tiếp nhận và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Như vậy, trong việc cung cấp thông tin cho công dân thì Văn phòng Bộ Nội vụ có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu cung cấp thông tin, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin theo quy định.
(2) Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
Tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với các đơn vị giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin của Bộ theo quy định của pháp luật.
(3) Phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện các trình tự, thủ tục công khai thông tin bằng hình thức đăng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định;
Thực hiện cung cấp thông tin thông qua việc tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của Người phát ngôn Bộ Nội vụ.
(4) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
(5) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tạo ra thông tin để xử lý, đính chính khi phát hiện thông tin công khai không chính xác.
(6) Bố trí công chức phụ trách cung cấp thông tin, thực hiện việc tiếp nhận và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?