Đơn vị phân phối điện sau khi thực hiện phương án sa thải phụ tải tự động thì cần có những trách nhiệm nào cần thực hiện?
Sa thải phụ tải là gì?
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT giải thích về sa thải phụ tải như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Rã lưới là sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
24. Sa thải phụ tải là quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện hoặc khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
25. Sóng hài là sóng điện áp và dòng điện hình sin có tần số là bội số của tần số cơ bản.
...
Theo đó, sa thải phụ tải là quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện hoặc khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
Đơn vị phân phối điện sau khi thực hiện phương án sa thải phụ tải tự động thì cần có những trách nhiệm nào cần thực hiện? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng phương án sa thải phụ tải đơn vị phân phối điện cần chú ý những vấn đề nào?
Căn cứ Điều 81 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về xây dựng phương án sa thải phụ tải như sau:
Xây dựng phương án sa thải phụ tải
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xây dựng phương án sa thải phụ tải trong phạm vi quản lý căn cứ trên:
a) Yêu cầu vận hành an toàn, tin cậy và ổn định hệ thống điện;
b) Phương án sa thải phụ tải và điều hòa, tiết giảm phụ tải do đe dọa an ninh cung cấp điện của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
c) Thứ tự ưu tiên của các phụ tải;
d) Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến Khách hàng sử dụng điện có cùng thứ tự ưu tiên cấp điện.
2. Phương án sa thải phụ tải phải bao gồm các mức công suất, thứ tự thực hiện và thời gian sa thải phụ tải.
3. Trước 16h00 thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm công bố phương án sa thải phụ tải cho 02 tuần tiếp theo trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
Từ quy định trên thì khi xây dựng phương án sa thải phụ tải phải bảo đảm phương án đã bao gồm các nội dung về mức công suất, thứ tự thực hiện và thời gian sa thải phụ tải.
Ngoài ra, việc đơn vị phân phối điện xây dựng phương án sa thải phụ tải trong phạm vi quản lý căn cứ theo những nội dung sau:
- Yêu cầu vận hành an toàn, tin cậy và ổn định hệ thống điện;
- Phương án sa thải phụ tải và điều hòa, tiết giảm phụ tải do đe dọa an ninh cung cấp điện của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
- Thứ tự ưu tiên của các phụ tải;
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến Khách hàng sử dụng điện có cùng thứ tự ưu tiên cấp điện.
Đơn vị phân phối điện sau khi thực hiện phương án sa thải phụ tải tự động thì cần có những trách nhiệm nào cần thực hiện?
Căn cứ Điều 82 Thông tư 39/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-BCT) quy định về biện pháp sa phụ tải tự động như sau:
Các biện pháp sa thải phụ tải
1. Sa thải phụ tải tự động là sa thải do rơ le tần số, điện áp và mức công suất tác động để cắt có chọn lọc phụ tải nhằm giữ hệ thống điện vận hành trong giới hạn cho phép, tránh mất điện trên diện rộng.
2. Sa thải phụ tải theo lệnh là sa thải theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong trường hợp thiếu nguồn hoặc có sự cố trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
Bên cạnh đó, tại Điều 83 Thông tư 39/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện sa phụ tải như sau:
Thực hiện sa thải phụ tải
1. Đơn vị phân phối điện phải thực hiện sa thải phụ tải theo phương án sa thải phụ tải đã được xây dựng và công bố.
2. Trường hợp sa thải phụ tải theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc để bảo vệ lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thông báo cho Khách hàng sử dụng điện theo quy định tại Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
3. Sau khi sa thải phụ tải tự động hoặc sa thải phụ tải theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số;
b) Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. Trường hợp phụ tải thuộc phạm vi quản lý của khách hàng bị sa thải phụ tải tự động, hoặc sa thải theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị phân phối điện về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số;
b) Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Theo quy định thì sa thải phụ tải tự động là sa thải do rơ le tần số, điện áp và mức công suất tác động để cắt có chọn lọc phụ tải nhằm giữ hệ thống điện vận hành trong giới hạn cho phép, tránh mất điện trên diện rộng.
Sau khi sa thải phụ tải tự động theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
- Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số;
- Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?