Đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì việc kiểm soát thu chi tại đơn vị sẽ do cơ quan nào thực hiện?
- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập là nhằm mục đích gì?
- Đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì việc kiểm soát thu chi tại đơn vị sẽ do cơ quan nào thực hiện?
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thành lập Hội đồng trường thì có phải trình quy chế chi tiêu nội bộ cho hội đồng trước khi chuyển lên cơ quan quản lý cấp trên xem xét hay không?
Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập là nhằm mục đích gì?
Căn cứ Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định về mục đích ban hành quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
A. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để Kho bạc Nhà nước quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi tiêu của đơn vị qua Kho bạc Nhà nước và để các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo dõi, kiểm tra theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Từ quy định trên thì việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập là nhằm để:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để Kho bạc Nhà nước quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi tiêu của đơn vị qua Kho bạc Nhà nước và để các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo dõi, kiểm tra theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Quy chế chi tiêu nội bộ (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì việc kiểm soát thu chi tại đơn vị sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định về việc kiểm soát thu chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa xây dựng quy chế thu chi nội bộ như sau:
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của đơn vị sự nghiệp công
1. Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát thu, chi của đơn vị sự nghiệp công theo quy định hiện hành về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa có Quyết định giao tự chủ tài chính của cơ quan có thẩm quyền; chưa có quy chế chi tiêu nội bộ gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch: Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi, thanh toán theo chế độ quy định hiện hành như kiểm soát chi nhiệm vụ thường xuyên không giao tự chủ; không thanh toán để trích lập các quỹ của đơn vị.
2. Trong quá trình thực hiện quyền tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện ở đơn vị mình và thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm toán, kiểm tra theo quy định của pháp luật liên quan.
3. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp, các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểm tra hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
Theo đó, đối với trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa có Quyết định giao tự chủ tài chính của cơ quan có thẩm quyền; chưa có quy chế chi tiêu nội bộ gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch: Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi, thanh toán theo chế độ quy định hiện hành như kiểm soát chi nhiệm vụ thường xuyên không giao tự chủ; không thanh toán để trích lập các quỹ của đơn vị.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thành lập Hội đồng trường thì có phải trình quy chế chi tiêu nội bộ cho hội đồng trước khi chuyển lên cơ quan quản lý cấp trên xem xét hay không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
...
3. Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành;
Đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý/Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, Thủ trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
...
Như vậy, đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý, Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
(Hiện nay Thông tư 56/2022/TT-BTC chưa có hiệu lực và sắp tới sẽ có hiệu lực vào ngày 01/11/2022).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?