Đơn vị sự nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi người này bị nghiện ma túy không?

Tôi là viên chức tại một đơn vị sự nghiệp. Trong thời gian làm việc thì tôi phát hiện được một đồng nghiệp của mình bị nghiện ma túy. Cho tôi hỏi trường hợp của người này thì cơ quan của tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với người này không? Và người này có bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc không? - Câu hỏi từ anh Văn Duy đến từ Long An.

Đơn vị sự nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi người này bị nghiện ma túy không?

Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) có quy định:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
….

Theo đó, khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức 2010 có quy định:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
...
d) Buộc thôi việc.

Như vậy, nếu viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ mà phải chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Bên cạnh đó, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có quy định:

Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, nếu viên chức nghiện ma túy (phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền) => có thể sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Và theo đó, đơn vị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với người này.

Đơn vị sự nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi người này bị nghiện ma túy không?

Đơn vị sự nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi người này bị nghiện ma túy không? (Hình từ Internet)

Viên chức nghiện ma túy có bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc không?

Căn cứ vào quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống ma túy 2021 về các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Như vậy, viên chức nghiện ma túy sẽ bị đưa vào trại cai nghiện ma túy nếu thuộc vào 04 trường hợp như sau:

- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

- Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Thẩm quyền lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc về cơ quan nào?

Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Như vậy, trong trường hợp trên thì không rõ là người viên chức đó thuộc vào trường hợp nào, nên anh có thể tham khảo quy định như trên.

Hợp đồng làm việc Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng làm việc:
Nghiện ma túy Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Nghiện ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nghiện ma túy là gì? Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc không?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
Pháp luật
Để xác định tình trạng nghiện ma túy thực hiện theo quy trình mấy bước? Kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy được trả cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý mà vẫn sử dụng thì có phải xác định tình trạng nghiện ma túy không?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sử dụng cho viên chức theo Nghị định 115 mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sử dụng cho viên chức mới nhất năm 2024? Tải mẫu hợp đồng về ở đâu?
Pháp luật
Bác sỹ xác định tình trạng nghiện ma túy trong Cơ sở y tế thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Xác định tình trạng nghiện ngập ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ngập ma túy đối với người bị tạm giữ hành chính tại nơi tạm giữ không có cơ sở y tế đủ điều kiện?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi người này bị nghiện ma túy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng làm việc
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng làm việc Nghiện ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng làm việc Xem toàn bộ văn bản về Nghiện ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào