Đơn vị sự nghiệp công lập có phải trích lập Quỹ bổ sung thu nhập thay Quỹ dự phòng ổn định thu nhập không?
Đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành mấy nhóm theo mức độ tự chủ tài chính?
Căn cứ theo mức tự chủ tài chính mà đơn vị sự nghiệp công lập được phân làm 04 nhóm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP như sau:
Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
b) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
3. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
a) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
4. Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%;
b) Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp công lập có phải trích lập Quỹ bổ sung thu nhập thay Quỹ dự phòng ổn định thu nhập không? (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Tải về
Hiện nay đơn vị sự nghiệp công lập phải trích lập Quỹ bổ sung thu nhập thay Quỹ dự phòng ổn định thu nhập hay không?
Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ 10% chi thường xuyên trở lên (thuộc nhóm 1, 2 và 3) thực hiện phân phối kết quả tài chính trong năm theo các quỹ như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 1 và nhóm 2, thực hiện theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đối với đơn vị sự nghiệp nhóm 3 thực hiện theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm
1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau:
...
b) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
...
Điều 18. Phân phối kết quả tài chính trong năm
Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị được sử dụng theo thứ tự như sau:
...
2. Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm
a) Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.
b) Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:
- Đơn vị tự bảo đảm 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,5 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,3 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị.
Theo đó, Quỹ ổn định thu nhập đổi tên thành Quỹ bổ sung thu nhập và thực hiện trích lập theo quy định nêu trên.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhóm 4 căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 60/2021/NĐ-CP sẽ không có Quỹ bổ sung thu nhập mà đơn vị sẽ sử dụng số kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm để bổ sung thu nhập cho viên chức, người lao động.
Quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP và khoản 6 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì Quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để:
Chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác.
Mức trích cụ thể và quy trình sử dụng các Quỹ quy định tại Điều này do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?