Đơn vị sự nghiệp sáp nhập phòng ban thì có thể bổ nhiệm trưởng phòng mới theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?

Đơn vị sự nghiệp của tôi về lĩnh vực báo có thực hiện theo Nghị quyết 39 về tinh gọn bộ máy, Tỉnh ủy ban hành Đề án sắp xếp bộ máy. Đơn vị đã lấy ý kiến cán bộ chủ chốt thống nhất sáp nhập 3 phòng = 1 phòng theo Đề án không thay đổi (do Tỉnh ủy quy định phải thực hiện theo Đề án) và bỏ phiếu tín nhiệm chức danh trưởng phòng cho 3 người đang là trưởng phòng để chọn 1 người vận dụng theo quy trình 3 bước (1. cán bộ chủ chốt 2. cấp ủy 3. Ban Biên tập). Tôi muốn hỏi là việc lấy ý kiến bổ nhiệm trong trường hợp sáp nhập phòng ban căn cứ theo Nghị định 115 có được không? Đơn vị sự nghiệp của tôi có thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định 115 không? - Câu hỏi của chị Minh Nguyệt đến từ tp.HCM.

Đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực báo có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp.

Theo quy định này thì đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực báo thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 115 này.

Đơn vị sự nghiệp sáp nhập phòng ban thì có thể bổ nhiệm trưởng phòng mới theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?

Đơn vị sự nghiệp sáp nhập phòng ban thì có thể bổ nhiệm trưởng phòng mới theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?

Trình tự bổ nhiệm chức vụ quản lý khi sáp nhập đơn vị sự nghiệp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 46 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức vụ quản lý như sau:

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý
1. Xin chủ trương bổ nhiệm
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý phải trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
b) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Bước 1: Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.
Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; thường vụ cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo.
Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này.
c) Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của viên chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này.
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản và lưu trữ trong hồ sơ bổ nhiệm.
d) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín.
Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; cấp ủy, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các bộ phận chuyên môn và đơn vị thuộc và trực thuộc. Đối với đơn vị có số lượng người làm việc dưới 30 người hoặc đơn vị không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức, người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Trình tự lấy ý kiến:
Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhân sự;
Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác;
Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này.
đ) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.
Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1.
Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy đơn vị (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.
..."

Theo đó, việc bổ nhiệm chức vụ quản lý mới khi sáp nhập đơn vị sự nghiệp sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục vừa nêu trên.

Đơn vị sự nghiệp sáp nhập phòng ban thì có thể bổ nhiệm trưởng phòng mới theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm như sau:

Bổ nhiệm trong trường hợp khác
1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức:
a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới hoặc trường hợp đổi tên đơn vị sự nghiệp công lập thì tập thể lãnh đạo và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới trình cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định chuyển đổi chức vụ theo vị trí việc làm mới tương ứng;
b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ thấp chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.
...

Theo quy định trên thì việc bổ nhiệm trên thì khi có hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp dẫn đến hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới.

Trường hợp chị nêu đơn vị sự nghiệp không thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức để hình thành đơn vị sự nghiệp mới mà đơn vị chỉ sáp nhập các phòng ban mà thôi nên không áp dụng theo Điều 47 Nghị định 115 nêu trên để bổ nhiệm trưởng phòng mới cho phòng ban được.

Đơn vị sự nghiệp
Ngành báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phiếu trống trong thủ tục bổ nhiệm của các phòng, khoa thuộc đơn vị sự nghiệp ngành y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương nhân viên lái xe, kĩ thuật, nhân viên văn thư và nhân viên phục vụ trong cơ quan đơn vị sự nghiệp Nhà nước 2022?
Pháp luật
Số lượng cán bộ chuyên trách công tác đảng của các đơn vị sự nghiệp Trung ương tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời báo Tài chính Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? Thời báo Tài chính Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Trong quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có được quyền quyết định nâng bậc lương không?
Pháp luật
Mức trần học phí của ngành báo chí của năm 2022-2026 quy định như thế nào? Một số quy định cần lưu ý về mức học phí?
Pháp luật
Hướng dẫn áp dụng nguyên tắc vận hành nguồn thu thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công đoàn năm 2022?
Pháp luật
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục của Bộ Tư pháp quyết định những nội dung gì để quản lý viên chức của đơn vị?
Pháp luật
Báo Lao động và Xã hội có tư cách pháp nhân hay không? Nhiệm vụ chính của Báo Lao động và Xã hội là gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp sáp nhập phòng ban thì có thể bổ nhiệm trưởng phòng mới theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp
8,563 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp Ngành báo chí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Ngành báo chí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào