Đơn vị tham dự thầu nhưng không đủ năng lực thì nên liên danh hay thuê nhà thầu phụ để có khả năng trúng thầu?
- Đơn vị tham dự thầu nhưng không đủ năng lực thì nên liên danh hay thuê nhà thầu phụ để có khả năng trúng thầu?
- Nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh thì có bắt buộc có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên không?
- Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện dự thầu riêng rẽ không?
Đơn vị tham dự thầu nhưng không đủ năng lực thì nên liên danh hay thuê nhà thầu phụ để có khả năng trúng thầu?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Đơn vị tham dự thầu nhưng không đủ năng lực thì nên liên danh hay thuê nhà thầu phụ để có khả năng trúng thầu, thì theo Mục 2 Mẫu số 2A E-HSMT về mẫu hồ sơ gói thầu mua sắm áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Bảng số 01 (đối với nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu) hoặc Bảng số 02 (đối với nhà thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu) và được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống, nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E-HSDT của nhà thầu chính. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
...
Theo đó, nếu chọn phương án nhà thầu chính, nhà thầu phụ thì khi xét năng lực chỉ xét của nhà thầu chính mà bên chị chưa đủ năng lực nên sẽ không trúng thầu được.
Nếu là nhà thầu liên danh thì mới xét tổng năng lực của các thành viên liên danh lúc đó bên chị mới có khả năng trúng thầu.
Nên đơn vị không đủ năng lực thì nên lựa chọn phương án liên danh.
Tham dự thầu (Hình từ Internet)
Nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh thì có bắt buộc có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên không?
Nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh thì có bắt buộc có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên không, thì theo khoản 4 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
...
4. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.
Và theo khoản 26 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định:
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
Theo đó, nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh thì phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
Và luật không có quy định thỏa thuận này bắt buộc phải được lập bằng văn bản, các bên có thể thỏa thuận bằng bất cứ hình thức nào miễn đáp ứng quy định trên.
Trước đây, nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh thì có bắt buộc có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên không, thì theo khoản 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
...
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Như vậy, nhà thầu tham dự đấu thầu với tư cách liên danh thì phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện dự thầu riêng rẽ không?
Theo khoản 7 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) thì trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Trước đây, trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện dự thầu riêng rẽ không, thì theo khoản 6 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.
...
Theo đó, trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?