Đơn vị, tổ chức tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia thì đơn vị thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mốc đo đạc quốc gia thuộc loại công trình hạ tầng đo đạc nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về các loại công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Các loại công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Theo đó, mốc đo đạc quốc gia thuộc nhóm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
Tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia thì đơn vị thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc di dời mốc đo đạc quốc gia cần phải được sự đồng ý từ cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về việc di dời công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
2. Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời tại Điều 36 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về việc xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc
....
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 35 của Luật này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
...
Từ quy định trên thì mốc đo đạc quốc gia sẽ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì.
Do đó, khi thực hiện di dời mốc đo đạc quốc gia cần phải được sự đồng ý từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kể cả trường hợp thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh từ nhà nước.
Tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia thì đơn vị thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 18/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về trường hợp tự ý di dời công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi sử dụng mốc đo đạc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan;
b) Tự ý di dời, phá dỡ mốc đo đạc khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm định vị vệ tinh có mục đích kinh doanh không theo danh mục dự án đầu tư do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khuyến khích đầu tư.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc phá dỡ trạm định vị vệ tinh đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, đơn vị, tổ chức tự ý di dời mốc đo đạc chuyên ngành mà chưa được sự đồng ý từ cơ quan quản lý thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc đưa trạm định vị vệ tinh chuyên ngành về vị trí ban đầu.
Lưu ý mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 18/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?