Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào theo quy định hiện hành?
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần cung cấp những thông tin gì về hành vi xâm phạm?
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
...
Theo đó, Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần cung cấp những thông tin sau về hành vi xâm phạm:
- Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm;
- Mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm;
- Các thông tin khác (nếu có).
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Những tài liệu, chứng cứ nào phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Tại Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
...
2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó. Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 của Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 90 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định thì những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
Lưu ý: Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào?
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).
...
Theo đó, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?