Đóng bảo hiểm thất nghiệp 8 năm người lao động lãnh được bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp 8 năm thì người lao động được hưởng mấy tháng trợ cấp thất nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Căn cứ quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của anh sẽ được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Đối với từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 03 tháng thất nghiệp;
Đối với 60 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn lại: hưởng 60/12 = 05 tháng thất nghiệp.
Như vậy, trường hợp anh đã đóng bảo hiểm thất nghiệp 8 năm (96 tháng) thì anh được hưởng 08 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp 8 năm thì người lao động lãnh được bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng?
Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của anh = (4.750.000 * 6 + 8.500.000 * 2)/6 * 60% = 4.550.000 đồng.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp 8 năm người lao động lãnh được bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng? (Hình từ Internet)
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những ai?
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?