Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Mức trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?
- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục được pháp luật quy định như thế nào?
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Mức trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục được tính như thế nào?
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013:
Điều kiện hưởng
...
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu ký hợp đồng không xác định hoặc xác định thời hạn; phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 trước khi chấm dứt hợp đồng nếu ký hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng với công ty từ tháng 12/2019 mà hợp đồng đó không phải hợp đồng thời vụ thì thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng của bạn được xác định từ tháng 1/2018 đến tháng 10/2019. Mà theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHTN đủ 15 tháng trong thời gian đó nên bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau: :
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
...
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bạn phải nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định trên thì bạn phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp 15 tháng nên sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Cách tính hưởng 01 tháng mức như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%
Lưu ý: Mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm nghỉ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?