Đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi và có hai sổ bảo hiểm thì có thể dùng một sổ để nhận lương hưu, một sổ nhận bảo hiểm một lần được không?

Vợ tôi có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tại 1 công ty trong TP Hồ Chí Minh. Từ tháng 4/2014 vợ tôi ra Quảng Ninh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở đây theo 1 số sổ khác. Sang năm vợ tôi đủ 55 tuổi và đóng bảo hiểm được hơn 20 năm ở Quảng Ninh. Tôi thấy 2 sổ này không trùng về thời gian đóng, vậy vợ tôi có thể đề nghị nhận lương hưu bằng cuốn sổ ở Quảng Ninh; còn sổ trong TP Hồ Chí Minh vợ tôi lấy 1 lần thì có được không?

Điều kiện nhận bảo hiểm xã hội một lần?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:

- Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

+ Ra nước ngoài để định cư;

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

- Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Tải về mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất 2023: Tại Đây

Đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi và có hai sổ bảo hiểm thì có thể dùng một sổ để nhận lương hưu, một sổ nhận bảo hiểm một lần được không?

Đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi và có hai sổ bảo hiểm thì có thể dùng một sổ để nhận lương hưu, một sổ nhận bảo hiểm một lần được không?

Điều kiện hưởng lương hưu được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

- Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”;

Có thể dùng một sổ bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu, một sổ bảo hiểm xã hội nhận bảo hiểm một lần được không?

Căn cứ khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
72. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
[...]
2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”

Theo như bạn cung cấp, vợ của bạn có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tại 01 công ty trong TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 4/2014 vợ bạn ra Quảng Ninh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở đây theo 1 số sổ khác và đóng được 20 năm bảo hiểm xã hội. Và 2 sổ này không trùng lắp về thời gian đóng. Tuy nhiên, đối chiếu quy định trên vợ của bạn vẫn cần đưa 02 quá trình đóng bảo hiểm xã hội này về cùng 01 sổ mới có thể giải quyết chế độ.

Theo đó, trong trường hợp của bạn có thể nộp hồ sơ để gộp sổ bảo hiểm xã hội thông qua công ty đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì mỗi người lao động chỉ có 01 sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cần làm thủ tục gộp sổ.

Sau khi đã gộp được thành một sổ thì vợ bạn có thể tiếp tục làm hồ sơ đề nghị giải quyết 01 trong các chế độ bảo hiểm xã hội một lần (nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP) hoặc hưởng lương hưu theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến bảo hiểm xã hội mà bạn quan tâm.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Bảo hiểm xã hội một lần Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Ung thư giai đoạn mấy được rút bảo hiểm xã hội một lần? Mức rút bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
Pháp luật
Tải về File excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần: Thời gian đóng BHXH từ 12 tháng trở lên và dưới 12 tháng?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
2,904 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội một lần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội một lần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào