Đồng bảo lãnh là gì? Các bên tham gia đồng bảo lãnh có được tự thỏa thuận mức phí bảo lãnh khi thực hiện đồng bảo lãnh không?
- Đồng bảo lãnh là gì?
- Khi thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh có được tự thỏa thuận mức phí bảo lãnh không?
- Một thành viên đồng bảo lãnh được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình trong mọi trường hợp đúng không?
- Trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên tham gia đồng bảo lãnh như thế nào?
Đồng bảo lãnh là gì?
Đồng bảo lãnh được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2022/TT-NHNN.
Đồng bảo lãnh là gì? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh có được tự thỏa thuận mức phí bảo lãnh không?
Mức phí bảo lãnh trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Phí bảo lãnh
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có). Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận.
2. Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
5. Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có). Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận.
Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
Một thành viên đồng bảo lãnh được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình trong mọi trường hợp đúng không?
Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định tại Điều 21 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh mà có trường hợp ngoại lệ là các bên có thỏa thuận khác.
Trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên tham gia đồng bảo lãnh như thế nào?
Trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên tham gia đồng bảo lãnh được quy định tại Điều 24 Thông tư 11/2022/TT-NHNN dưới đây:
Đồng bảo lãnh
1. Nguyên tắc, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư này, quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và quy định pháp luật có liên quan.
2. Các bên tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.
Như vậy, các bên tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?