Đóng cửa nghĩa trang là gì? Các nghĩa trang phải đóng cửa khi nào? Khi đóng cửa nghĩa trang phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Đóng cửa nghĩa trang là gì? Các nghĩa trang phải đóng cửa khi nào?
Đóng cửa nghĩa trang được giải thích tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang.
Đóng cửa nghĩa trang được quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP như sau:
Đóng cửa nghĩa trang
1. Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo quy định trên, các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đóng cửa nghĩa trang (Hình từ Internet)
Khi đóng cửa nghĩa trang phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP như sau:
Đóng cửa nghĩa trang
...
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
Theo quy định trên, các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
- Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
- Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
- Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
- Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
- Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
Quy định về việc đóng cửa nghĩa trang là trách nhiệm của ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thống nhất tổ chức quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn; ban hành các quy định cụ thể về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng với các nội dung cơ bản bao gồm: Quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang; quản lý và sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; quản lý chi phí, giá dịch vụ nghĩa trang, hỏa táng; phân công, phân cấp trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn.
2. Tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hàng năm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí ngân sách hàng năm theo kế hoạch để đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ nhu cầu táng của người dân trên địa bàn.
3. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định.
4. Tổ chức chỉ đạo việc báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động của các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tại địa phương; báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm về tình hình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn quản lý.
5. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn.
Theo quy định trên, quy định về việc đóng cửa nghĩa trang là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hàng năm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các trách nhiệm cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?