Đóng thuế nhập khẩu sau khi thông quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì có được hay không?

Cho tôi hỏi đóng thuế nhập khẩu sau khi thông quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì có được hay không? Hàng hóa có được thông quan khi chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan không? Câu hỏi của anh Nhật từ Nghệ An.

Đóng thuế nhập khẩu sau khi thông quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì có được hay không?

Căn cứ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:

Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Theo quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Như vậy, người nộp thuế được đóng thuế nhập khẩu hàng hóa sau khi thông quan nếu thuộc trường hợp được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Ngoài ra, người nộp thuế cũng được đóng thuế nhập khẩu hàng hóa sau khi thông quan nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp, nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan đến ngày nộp thuế nhập khẩu.

Đóng thuế nhập khẩu sau khi thông quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì có được hay không?

Đóng thuế nhập khẩu sau khi thông quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì có được hay không? (Hình từ Internet)

Thời hạn bảo lãnh thuế nhập khẩu trong trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh là bao lâu?

Căn cứ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:

Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng được bảo lãnh số thuế nhập khẩu hàng hóa phải nộp cho người nộp thuế tối đa tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

Hàng hóa có được thông quan khi chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan không?

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Luật Hải quan 2014 quy định về thông quan hàng hóa như sau:

Thông quan hàng hóa
1. Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời hạn quy định thì hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
5. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được thông quan theo quy định tại Điều 50 và Điều 57 của Luật này.

Như vậy, theo quy định, trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền thì hàng hóa vẫn có thể thông quan nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu;

(2) Chủ hàng hóa đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thuế nhập khẩu Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Thuế nhập khẩu:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu loại thuế này là đối tượng nào? Người nộp thuế nhập khẩu có bao gồm người nhập cảnh?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký, cấp biển số xe cho xe phải truy thu thêm thuế nhập khẩu từ 2025 bao gồm những gì?
Pháp luật
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp trước khi thông quan có đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị không thu thuế qua Hệ thống giao dịch điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập thuộc trường hợp không thu thuế nhập khẩu?
Pháp luật
Máy bay huấn luyện nhập khẩu có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT hay không?
Pháp luật
Thuế nhập khẩu không được hoàn đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu đúng hay không?
Pháp luật
Việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp thuế nhập khẩu online mới nhất 2024? Thời hạn nộp thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ra sao?
Pháp luật
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2022 - 2027 như thế nào?
Pháp luật
Khi nào áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường? Danh mục Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế nhập khẩu
5,142 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào