Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không?
Theo Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Theo mục 3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về danh mực bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh như sau:
3. Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh
3.1. Bệnh Nhiệt thán
3.2. Bệnh Dại động vật
3.3. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
Các Danh mục bệnh động vật quy định tại Phụ lục này được rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác phòng chống dịch bệnh theo đề xuất của Cục Thú y.
Theo Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định những hành vi bị cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
18. Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
Như vậy, bệnh dại ở động vật là bệnh trong Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh. Nên việc chữa bệnh cho động vật bị mắc bệnh dại là hành vi bị cấm.
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? (hình từ internet)
Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Theo Điều 42 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động trong hành nghề thú y như sau:
Vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y
.....
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Sử dụng các loại thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y hoặc nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật;
d) Kê đơn thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định phải tiêu hủy, giết mổ bắt buộc;
Như vậy, vì động vật mắc bệnh dại nằm trong Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh. Nên người nào có hành vi chữa trị cho động vật mắc bệnh dại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền sẽ bằng 2 lần cá nhân tức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Phát hiện động vật mắc bệnh dại thì xử lý thế nào?
Theo mục 6 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra như sau:
- Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:
+ Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại.
+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
+ Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.
- Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt trong thời gian có dịch.
- Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.
- Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?