Đốt rác gây cháy rừng có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Rừng là gì?
Căn cứ khoản 3, Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng được hiểu như sau:
“3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.”
Theo đó, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người. Mỗi chúng ta đều phải tự nhận thức được vai trò quan trọng của rừng để bảo vệ và giữ gìn rừng.
Đốt rác gây cháy rừng có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ khoản 5, Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động nông nghiệp :
“5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.”
Căn cứ khoản 1, Điều 13 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm:
“1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.”
Theo đó, hành vi đốt rác gây ra cháy rừng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Cháy rừng (Hình từ internet)
Đốt rác gây cháy rừng bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp:
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 500 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới 1.500 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 300 m2 đến dưới 500 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 700 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 25.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 900 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
- Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
- Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
- Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;
- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
11. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Căn cứ Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy:
“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, hành vi đốt rác gây ra cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 100.000.000 đồng, ngoài ra buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp còn có thể bị xử lý hình sự phạt tù lên đến 12 năm.
Như vậy, hành vi đốt rác và dẫn đến hậu quả cháy rừng chắc chắn là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào trường hợp vi phạm sẽ có mức xử phạt tương ứng. Nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?