Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư hay không?
- Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư hay không?
- Các loại báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài mà nhà đầu tư phải lập?
- Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với nhà đầu tư là khi nào?
Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư hay không?
Căn cứ tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác được hiểu như sau:
18. “Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
...
2. Nhà đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn khác có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Nghị định này;
b) Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án;
c) Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
d) Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;
đ) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;
c) Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
Như vậy, đối với dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì nhà đầu tư dự án có trách nhiệm lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định.
Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư hay không? (Hình từ Internet)
Các loại báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài mà nhà đầu tư phải lập?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư:
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...
8. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
...
Như vậy, nhà đầu tư dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với nhà đầu tư là khi nào?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư:
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...
11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
b) Cơ quan đăng ký đầu tư: Gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
c) Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.
d) Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau,
12. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tương ứng tại Chương VI, VII và VIII Nghị định này.
13. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với nhà đầu tư cụ thể như sau:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?