Dự án đầu tư xây dựng nào trong quy hoạch xây dựng khu chức năng không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng?
Dự án đầu tư xây dựng nào trong quy hoạch xây dựng khu chức năng không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP, điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù như sau:
Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
...
5. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc giấy phép quy hoạch; đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với không gian kiến trúc khu vực.
...
Theo đó, nếu dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Dự án đầu tư (Hình từ Internet)
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng bao gồm những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 44/2015/NĐ-CP, điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định về yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng như sau:
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu chức năng
1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng:
a) Luận cứ phạm vi, ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; cơ sở căn cứ lập quy hoạch; xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch.
b) Xác định tính chất, vai trò của khu chức năng trong vùng; xây dựng tầm nhìn. Dự báo sơ bộ quy mô dân số, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo mục tiêu phát triển của khu vực; xác định các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật.
c) Nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; nghiên cứu khai thác tiềm năng, động lực phát triển; định hướng tổ chức không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; đánh giá môi trường chiến lược và những yêu cầu khác theo mục tiêu phát triển đặc thù của khu vực.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
đ) Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng.
...
Theo đó, nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng bao gồm những yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 1 nêu trên. Trong đó có yêu cầu xác định tính chất, vai trò của khu chức năng trong vùng; xây dựng tầm nhìn.
Chủ thể nào có trách nhiệm trình thẩm định đối với án đồ án quy hoạch xây dựng thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 44/2015/NĐ-CP, điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt:
a) Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng có quy mô trên 200 ha.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
3. Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
...
Theo đó, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
Và trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
Đối với đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng có quy mô trên 200 ha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?