Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước vẫn thiếu vốn dù đã thực hiện đấu thầu thì cần phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
Dự án đóng mới tàu biển vẫn thiếu vốn dù đã thực hiện đấu thầu thì cần phải xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định về dự án đóng mới tàu biển như sau:
Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
3. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
4. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
Dự án đóng mới tàu biển vẫn thiếu vốn dù đã thực hiện đấu thầu thì cần phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn của nhà nước thì quy trình thực hiện dự án ra sao?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) thì quy trình thực hiện dự án đóng mới tàu biển như sau:
(1) Trình chủ trương đóng mới tàu biển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
(2) Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;
(3) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
(4) Quyết định đóng tàu;
(5) Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.
Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển hiện nay cần những loại giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển như sau:
Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
2. Hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
c) Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
d) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
3. Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
b) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
Như vậy, hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển hiện nay cần các giấy tờ như:
(1) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
(2) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
(3) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
(4) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
(5) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?