Dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên?

Cho tôi hỏi, dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên? Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được quy định thế nào? Câu hỏi của anh L (Đồng Nai).

Dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công 2019 có quy định về các tiêu chí để xác định dự án nào là dự án quan trọng quốc gia cụ thể như sau:

Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên?

Dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên? (Hình từ Internet)

Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định hồ sơ, thủ tục trình thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công.

Theo đó, hồ sơ trình thẩm định của cơ quan chủ quản bao gồm:

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án;

- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Trình thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện như sau:

- Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày có kết quả thẩm tra chính thức của tư vấn thẩm tra.

- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:

+ Các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công.

Theo đó, nội dung thẩm định bao gồm:

- Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;

- Sự cần thiết phải đầu tư dự án;

- Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đánh giá về việc phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô dự án; hình thức đầu tư; phân tích các điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư dự án;

- Đánh giá về nhu cầu sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

- Đánh giá về thời gian, tiến độ thực hiện, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; phân kỳ đầu tư;

- Đánh giá về nguồn nguyên liệu; máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;

- Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;

- Đánh giá về tổng mức đầu tư: căn cứ xác định và mức độ chính xác về tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của các phương án huy động vốn; khả năng huy động vốn theo tiến độ đầu tư; khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;

- Đánh giá về hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội của dự án; tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững;

- Phân tích rủi ro; đào tạo nguồn nhân lực (nếu có);

- Đánh giá phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, định cư (nếu có);

- Đánh giá về việc tổ chức quản lý dự án, bao gồm: xác định chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án: mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.

Ngoài ra, đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Dự án quan trọng quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự án nhà máy điện hạt nhân có được xem là dự án quan trọng quốc gia?
Pháp luật
Dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 15 gồm những dự án nào?
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục trình, nội dung thẩm định quyết định đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia nhóm A, nhóm B, nhóm C được quy định như thế nào theo Luật Đầu tư công?
Pháp luật
Mẫu danh mục văn bản trong công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành là mẫu nào? Tải mẫu danh mục văn bản?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia năm 2024 ra sao? Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia theo đề nghị của ai?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia có cấu phần xây dựng của Kiểm toán nhà nước phải bảo đảm những nội dung chính nào?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Dự án quan trọng quốc gia được phân loại dựa trên tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ bao nhiêu tỷ đồng trở lên?
Pháp luật
Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022: Bổ sung danh mục 06 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kiện toàn ban chỉ đạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án quan trọng quốc gia
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,196 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án quan trọng quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự án quan trọng quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào