Dự án vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia cần phải đảm bảo yêu cầu nào? Tiêu chí xác định lãi suất cho vay ra sao?
Dự án vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia cần phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BKHCN quản lý hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
Đối tượng và điều kiện được xem xét vay vốn
...
3. Dự án vay vốn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả xác nhận đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường);
b) Công nghệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của khách hàng và không thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc danh mục công nghệ cấm chuyển giao;
c) Sản phẩm của dự án được sản xuất và lưu hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng dự án vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia cần phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả xác nhận đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường);
+ Công nghệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của khách hàng và không thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc danh mục công nghệ cấm chuyển giao;
+ Sản phẩm của dự án được sản xuất và lưu hành theo quy định của pháp luật.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Tiêu chí xác định lãi suất cho vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BKHCN quản lý hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, thì những tiêu chí xác định lãi suất cho vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia sẽ bao gồm:
(1) Tiêu chí xác định lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Khoản 3 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Cho vay không lấy lãi đối với các dự án đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu ở mức “đạt” trở lên và được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả;
+ Dự án tạo việc làm, thu nhập cho ít nhất 500 (năm trăm) lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Cho vay với lãi suất bằng 70% lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ được áp dụng đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu ở mức “đạt” trở lên và được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả;
- Cho vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ được áp dụng đối với các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với Luật chuyển giao công nghệ.
Việc bảo đảm tiền vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2016/TT-BKHCN quản lý hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, thì việc bảo đảm tiền vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia như sau:
- Khoản đề nghị vay vốn phải có bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 100% giá trị khoản vay.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay được chấp nhận là một trong hai trường hợp sau:
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, phương tiện vận tải, máy móc, dây chuyền thiết bị (bao gồm tài sản hiện hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai). Tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay phải có nguồn gốc xuất xứ, được tổ chức định giá tài sản có uy tín (thuộc danh mục do Bộ Tài chính công bố) thẩm định, được phép giao dịch, có thanh khoản, không bị tranh chấp và được mua bảo hiểm mọi rủi ro trong suốt thời gian bảo đảm.
- Trình tự và thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay và hợp đồng bảo đảm đã ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?