Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm? Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy?
Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphetamine (amph) thậm chí là nikethamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính là methamphetamine
Các chất trên thuộc các danh mục chất ma túy và tiền chất được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm thì theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
...
Như vậy, người có hành vi dụ dỗ trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Cụ thể:
- Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với người từ dưới 13 tuổi có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm? Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy? (Hình từ Internet)
Người cho trẻ em sử dụng ma túy đá có thể bị phạt tiền cao nhất bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em;
b) Bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, người có hành vi cho trẻ em sử dụng ma túy đá có thể bị phạt tiền cao nhất lên đến 40.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí khám chữa bệnh đối đối với trẻ em đó.
Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy?
Căn cứ Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021, trong việc phòng chống ma túy gia đình phải có những trách nhiệm sau:
- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?