Dữ liệu chủ trong giao dịch điện tử được hiểu như thế nào? Dữ liệu chủ giao dịch điện tử trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng ra sao?
Dữ liệu chủ trong giao dịch điện tử được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Dữ liệu điện tử là dữ liệu được tạo ra, xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
8. Dữ liệu số là dữ liệu điện tử được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
9. Dữ liệu chủ là dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất để mô tả một đối tượng cụ thể, làm cơ sở để tham chiếu, đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu hoặc các tập dữ liệu khác nhau.
10. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
11. Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.
...
Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu dữ liệu chủ trong giao dịch điện tử là dữ liệu giao dịch điện tử chứa thông tin cơ bản nhất để mô tả một đối tượng cụ thể làm cơ sở để tham chiếu và đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu hoặc các tập dữ liệu giao dịch điện tử khác nhau.
Dữ liệu chủ trong giao dịch điện tử được hiểu như thế nào? Dữ liệu chủ giao dịch điện tử trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng ra sao? (Hình từ Internet)
Dữ liệu chủ giao dịch điện tử trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
3. Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ; đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
đ) Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì dữ liệu chủ giao dịch điện tử trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy và được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia đúng không?
Căn cứ vào Điều 41 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định như sau:
Tạo lập, thu thập dữ liệu
1. Việc tạo lập, thu thập dữ liệu, phát triển dữ liệu số được ưu tiên ở mức độ cao nhất để phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Cơ quan nhà nước không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan đó đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp và công bố danh sách các cơ quan cung cấp dữ liệu, danh mục dữ liệu được cung cấp, bảng mã danh mục dùng chung để cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác.
Như vậy, việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?