Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là gì? Việc cung cấp dữ liệu này được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là gì?
Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BTNMT thì dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ.
Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là gì? Việc cung cấp dữ liệu này được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc cung cấp dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc cung cấp dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường
1. Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường tuân thủ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 73/2017/NĐ-CP).
2. Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP, tại các điều 5, 23 và 45 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 47/2020/NĐ-CP).
3. Cung cấp dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường tuân thủ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
4. Dữ liệu danh mục dùng chung quan trắc tài nguyên và môi trường phải được kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu; quyền riêng tư của tổ chức, cá nhân.
6. Phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.
Theo đó tại Điều 17 Nghị định 47/2020/NĐ-CP thì việc cung cấp dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp;
+ Dữ liệu mở được cung cấp là dữ liệu được cập nhật mới nhất;
+ Dữ liệu mở phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng;
+ Dữ liệu mở phải đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được;
+ Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở;
+ Dữ liệu mở ở định dạng mở;
+ Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí;
+ Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
Danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?
Danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 15/2023/TT-BTNMT như sau:
Cung cấp dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường
1. Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được cung cấp trên Cổng dữ liệu của bộ, ngành, địa phương thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu hoặc đóng gói và cho phép tổ chức, cá nhân tải về sử dụng.
2. Danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường phải được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo tình hình thực tế và định kỳ; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
3. Tiếp nhận ý kiến phản hồi của tổ chức, cá nhân trên Cổng dữ liệu để xác định mức độ ưu tiên và thực hiện công bố dữ liệu mở phù hợp với nhu cầu.
4. Khai thác, sử dụng dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường tuân thủ theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên thì Danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường phải được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo tình hình thực tế và định kỳ; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?