Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu nào? Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được sử dụng để làm gì?
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được chia thành bao nhiêu loại?
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được chia thành bao nhiêu loại, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT như sau:
Quy định về cung cấp dữ liệu
1. Yêu cầu về cung cấp dữ liệu: dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu giám sát hành trình.
a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số xe; trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu giám sát hành trình.
b) Dữ liệu giám sát hành trình phải được cập nhật liên tục các thông tin bao gồm: số giấy phép lái xe; tốc độ, thời gian, tọa độ của phương tiện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô cung cấp được chia thành 02 loại: dữ liệu định danh và dữ liệu giám sát hành trình.
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT, điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT như sau:
Quy định về cung cấp dữ liệu
…
2. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây trên một lần khi xe chạy và không quá 15 phút trên một lần khi xe dừng không hoạt động (khi xe dừng, đỗ để nghỉ trên hành trình, xe chờ vào nốt xếp khách tại các bến xe đối với tuyến cố định).
3. Dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ theo cấu trúc quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được truyền về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ dịch vụ nhận được dữ liệu;
b) Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình được truyền thông qua máy chủ dịch vụ về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo theo trình tự thời gian. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường;
c) Giao thức truyền dữ liệu theo chuẩn mở AMQP (Advanced Message Queuing Protocol). Định dạng bản tin theo chuẩn Protocol Buffers.
4. Máy chủ dịch vụ và máy chủ Cục Đường bộ Việt Namtham gia việc truyền, nhận dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).
5. Dữ liệu cung cấp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, không được sửa chữa và làm sai lệch dữ liệu trước hoặc trong khi truyền.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được truyền về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ dịch vụ nhận được dữ liệu;
- Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình được truyền thông qua máy chủ dịch vụ về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo theo trình tự thời gian. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường;
- Giao thức truyền dữ liệu theo chuẩn mở AMQP (Advanced Message Queuing Protocol). Định dạng bản tin theo chuẩn Protocol Buffers.
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được sử dụng để làm gì?
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT, điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT như sau:
Quy định sử dụng dữ liệu
1. Việc khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện được khai thác, sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, cơ quan quản lý nhà nước; phục vụ công tác xử lý vi phạm theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác khác để bảo đảm an toàn giao thông.
3. Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên môi trường mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
4. Các thông tin tổng hợp về vi phạm được ghi nhận qua thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam được công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, cơ quan quản lý nhà nước; phục vụ công tác xử lý vi phạm theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?