Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những gì? Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ?
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những gì?
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
...
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 39 Nghị định này hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.
Như vậy, theo quy định, dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
(1) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
(2) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
(3) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để:
- Bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng;
- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ?
Đối tượng phải trích lập dự phòng nghiệp đối với bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
...
Như vậy, theo quy định, các đối tượng phải trích lập dự phòng nghiệp đối với bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
(1) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;
(2) Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ;
(3) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.
Lưu ý: Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải thực hiện theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định thế nào?
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Như vậy, theo quy định, phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm:
(1) Dự phòng phí chưa được hưởng:
- Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
- Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
(2) Dự phòng bồi thường:
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
(3) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?