Dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được phép bằng 1% so với tổng dư nợ?
- Dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ?
- Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay khác được của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Ngoài trích lập dự phòng rủi ro, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể trích lập khoản dự phòng nào khác?
Dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ?
Dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Trước hết, cần nắm được bản chất của tín dụng đầu tư là gì. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được quy định như sau:
"1. “Tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước” bao gồm:
a) Các khoản cho vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2017/NĐ-CP);
c) Các khoản cho vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và/hoặc phí quản lý;
d) Các khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển nhận lại từ tổ chức tiền thân."
Đối với khoản tín dụng đầu tư nói trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích lập dự phòng rủi ro dựa trên nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 128/2021/TT-BTC như sau:
Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh, hằng năm Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức triển trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ của các hoạt động này và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này, kể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là âm.
Như vậy, dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành bằng 0,75% tổng dư nợ của hoạt động này, lể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay khác được của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Đối với các khoản vay khác, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện dựa trên quy định về nguyên tắc và trình tự quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 128/2021/TT-BTC như sau:
- Đối với dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản vay khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp chênh lệch thu chi trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điểm a, điểm b là dương:
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm kế tiếp, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh;
- Sau khi đã trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo mức phải trích lập quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 46/2021/NĐ-CP và không còn lỗ lũy kế thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích lập dự phòng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 128/2021/TT-BTC quy định về chi phí huy động vốn, quản lý dự phòng rủi ro và thời điểm hạch toán trích lập dự phòng rủi ro như sau:
- Chi phí huy động vốn để tính toán số trích lập dự phòng rủi ro của các khoản cho vay khác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP được xác định như sau:
+ Đối với các khoản Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay gắn với nguồn huy động cụ thể, chi phí huy động vốn được xác định bằng lãi và phí huy động vốn mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực trả cho khoản huy động đó;
+ Đối với dư nợ cho vay khác còn lại sử dụng từ nguồn vốn huy động chung của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí huy động vốn được xác định theo lãi suất huy động vốn hòa đồng như sau:
Chi phí huy động vốn phân bổ cho dư nợ cho vay khác còn lại | = | Dư nợ cho vay khác còn lại bình quân | x | Lãi suất huy động vốn bình quân |
Trong đó: Lãi suất huy động vốn bình quân được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện quản lý, theo dõi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
- Thời điểm hạch toán trích lập dự phòng rủi ro:
Chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện hạch toán số tạm trích lập dự phòng rủi ro của quý trước theo quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định số dự phòng rủi ro phải trích của năm kế toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP và thực hiện hạch toán kế toán vào thời điểm quyết toán năm.
Ngoài trích lập dự phòng rủi ro, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể trích lập khoản dự phòng nào khác?
Việc trích lập dự phòng khác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 18. Trích lập dự phòng khác
Ngân hàng Phát triển căn cứ quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại về trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, các khoản dự phòng khác và khả năng tài chính để quyết định mức trích lập dự phòng vào chi phí hằng năm."
Như vậy, đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, hằng năm Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức triển trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ của hoạt động này và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập, kể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là âm;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?