Dự thảo định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước phải gửi cho ai xem xét, phê duyệt? Và gửi vào thời gian nào?
- Thông tin, tài liệu nào thu thập để xây dựng định hướng chương trình thanh tra?
- Trình tự thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện như thế nào?
- Dự thảo định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước phải gửi cho ai xem xét phê duyệt? Và gửi vào thời gian nào?
Thông tin, tài liệu nào thu thập để xây dựng định hướng chương trình thanh tra?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng định hướng chương trình thanh tra
1. Việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng định hướng chương trình thanh tra được tiến hành hàng năm và do đơn vị được Tổng Thanh tra Chính phủ giao trách nhiệm tham mưu, xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra chủ trì thực hiện (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì).
2. Thông tin, tài liệu thu thập bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các thông tin, tài liệu sau:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
b) Quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
c) Các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động; đặc điểm, tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành chính sách, pháp luật của bộ, ngành, địa phương, của cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương;
d) Tình hình, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Đơn thư khiếu nại, tố cáo; các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
e) Các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
3. Các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này là các thông tin, tài liệu không thuộc bí mật nhà nước và được thu thập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thông tin, tài liệu thu thập bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-TTCP và các thông tin, tài liệu sau:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
- Các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động; đặc điểm, tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành chính sách, pháp luật của bộ, ngành, địa phương, của cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương;
- Tình hình, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Đơn thư khiếu nại, tố cáo; các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Xây dựng định hướng chương trình thanh tra (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định thì:
Trình tự, thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra
Căn cứ vào thông tin, tài liệu thu thập, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan nhà nước có liên quan xây dựng định hướng chương trình thanh tra. Trình tự, thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra như sau:
1. Soạn thảo tờ trình, dự thảo định hướng chương trình thanh tra.
2. Lấy ý kiến của các cục, vụ, đơn vị có liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ vào dự thảo định hướng chương trình thanh tra.
Trong trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra để thống nhất nội dung định hướng chương trình thanh tra.
3. Đơn vị chủ trì tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan nhà nước có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Trước khi trình Tổng Thanh tra Chính phủ dự thảo định hướng chương trình thanh tra, đơn vị chủ trì phải xin ý kiến các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra trình Tổng Thanh tra Chính phủ.
5. Hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ về dự thảo định hướng chương trình thanh tra bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình dự thảo định hướng chương trình thanh tra;
b) Dự thảo định hướng chương trình thanh tra;
c) Tổng hợp ý kiến góp ý của các cục, vụ đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; ý kiến của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra vào dự thảo định hướng chương trình thanh tra (nếu có).
d) Thông tin, tài liệu khác (nếu có).
6. Đơn vị chủ trì phải gửi dự thảo định hướng chương trình thanh tra tới Tổng thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 10 tháng 10 hàng năm.
Theo đó, trên đây có nêu rõ 06 bước trình tự thủ tục xây dựng định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước.
Dự thảo định hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước phải gửi cho ai xem xét phê duyệt? Và gửi vào thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định về phê duyệt định hướng chương trình thanh tra thì dự thảo định hướng chương trình thanh tra phải gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.
Đồng thời, theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo định hướng chương trình thanh tra bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ trình dự thảo định hướng chương trình thanh tra;
- Dự thảo định hướng chương trình thanh tra;
-Thông tin, tài liệu khác (nếu có).
* Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về nội dung định hướng chương trình thanh tra thì đơn vị chủ trì tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo định hướng chương trình thanh tra để Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, trong thời gian 05 ngày, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tham mưu, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh lập kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?