Dự thảo kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trình ký khi nào?
- Trưởng đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xây dựng và báo cáo kết quả kiểm tra khi nào?
- Dự thảo kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trình ký khi nào?
- Người có thẩm quyền ban hành kết luận của đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm như thế nào từ ngày ban hành?
Trưởng đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xây dựng và báo cáo kết quả kiểm tra khi nào?
Căn cứ theo Điều 45 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về báo cáo kết quả cuộc kiểm tra như sau:
Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra
1. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng và báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra (Mẫu số 03/BC-KT).
2. Người ra quyết định kiểm tra nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả kiểm tra, nội dung giải trình của đối tượng kiểm tra hoặc ý kiến bảo lưu của thành viên Đoàn kiểm tra (nếu có) và các tài liệu có liên quan để có ý kiến chỉ đạo kết luận sau kiểm tra hoặc lập hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo quy định trên, chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có trách nhiệm xây dựng và báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra theo Mẫu số 03/BC-KT.
Người ra quyết định kiểm tra nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả kiểm tra, nội dung giải trình của đối tượng kiểm tra hoặc ý kiến bảo lưu của thành viên Đoàn kiểm tra (nếu có) và các tài liệu có liên quan để có ý kiến chỉ đạo kết luận sau kiểm tra hoặc lập hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra (Hình từ Internet)
Dự thảo kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trình ký khi nào?
Theo khoản 1 Điều 46 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về kết luận kiểm tra như sau:
Kết luận kiểm tra
1. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày người ra quyết định kiểm tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận kiểm tra (Mẫu số 03/KL-KT) để người ra quyết định kiểm tra ký ban hành.
2. Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận kiểm tra do người ra quyết định kiểm tra lựa chọn: Gửi văn bản kết luận, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Theo quy định trên, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày người ra quyết định kiểm tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận kiểm tra theo Mẫu số 03/KL-KT để người ra quyết định kiểm tra ký ban hành.
Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận kiểm tra do người ra quyết định kiểm tra lựa chọn: Gửi văn bản kết luận, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người có thẩm quyền ban hành kết luận của đoàn kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm như thế nào từ ngày ban hành?
Theo khoản 1 Điều 47 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan ban hành kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận người có thẩm quyền ban hành kết luận có trách nhiệm:
a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt VPHC; quyết định truy thu tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; xử lý tài chính; xử phạt VPHC theo thẩm quyền; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận người có thẩm quyền ban hành kết luận có các trách nhiệm cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?