Dự trữ quốc gia và hoạt động dự trữ quốc gia là gì? Nhà nước có quy định như thế nào về chính sách dự trữ quốc gia?
Dự trữ quốc gia là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012, "Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ".
Có thể hiểu, dự trữ quốc gia là các thiết bị, hàng hóa dự trữ được Nhà nước quản lý nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Hoạt động dự trữ quốc gia là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012, hoạt động dự trữ quốc gia được quy định như sau:
"2. Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia."
Dự trữ quốc gia và hoạt động dự trữ quốc gia
Nhà nước quy định như thế nào về chính sách dự trữ quốc gia?
Quy định chung của Nhà nước về các chính sách dự trữ quốc gia được nêu tại Điều 5 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
"1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
2. Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - kỹ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.
4. Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Cụ thể, các chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia gồm:
(1) Chính sách huy động nguồn lực cho dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 Nghị định 94/2013/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản để sử dụng cho dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia khi tiếp nhận tài sản tự nguyện đóng góp để sử dụng cho dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đóng góp tài sản cho các tổ chức, cá nhân.
- Trong tình huống đột xuất, cấp bách, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, phục vụ quốc phòng, an ninh cần được giải quyết ngay Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương huy động tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị của các tổ chức, cá nhân cho dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này quyết định huy động, quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; thanh toán, bồi thường thiệt hại đối với tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị huy động, phục vụ dự trữ quốc gia cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
(2) Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dự trữ quốc gia quy định tại Điều 4 Nghị định 94/2013/NĐ-CP:
- Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng kho do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đầu tư xây dựng kho trong quy hoạch mạng lưới kho dự trữ quốc gia để cho dự trữ quốc gia thuê hoặc nhận thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích; đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đã tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kho trong quy hoạch mạng lưới kho dự trữ quốc gia để nhận thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ, hướng dẫn về công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
(3) Chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin về dự trữ quốc gia quy định tại Điều 5 Nghị định 94/2013/NĐ-CP:
- Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân cung cấp giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin miễn phí phục vụ quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin miễn phí phục vụ quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia được tổ chức, cá nhân cung cấp đúng mục đích; đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đó.
(4) Chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân cống hiến những thành tựu nghiên cứu khoa học áp dụng có hiệu quả trong ngành dự trữ quốc gia quy định tại Điều 6 Nghị định 94/2013/NĐ-CP:
- Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp những phát minh, sáng chế áp dụng có hiệu quả trong quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia khi tiếp nhận những phát minh, sáng chế có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đóng góp phát minh, sáng chế cho các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân được đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng và đổi mới thiết bị công nghệ với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách để giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp thiết của công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Như vậy, Nhà nước thực hiện quản lý nguồn dự trữ quốc gia để thực hiện những công việc theo quy định, đồng thời đề ra các chính sách về dự trữ quốc gia cụ thể, đảm bảo việc thực hiện được diễn ra một cách đúng trình tự đã định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?