Đưa Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế là mục tiêu của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2045?
- Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được thực hiện với quan điểm nào?
- Đưa Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế là mục tiêu của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2045?
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được trích từ đâu?
Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được thực hiện với quan điểm nào?
Quan điểm thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được quy định tại Mục I Điều 1 Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
QUAN ĐIỂM
1. Triển khai Chương trình đồng bộ, từ phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.
2. Phát triển Sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, đưa Sâm Việt Nam thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược; chăm sóc sức khỏe; đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn với bảo hộ thương hiệu Sâm Việt Nam.
3. Việc nuôi, trồng, phát triển Sâm Việt Nam trong môi trường rừng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đi đôi với việc bảo tồn tại chỗ nguồn gen Sâm Việt Nam; sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng, không làm suy thoái tài nguyên rừng, suy giảm chức năng của khu rừng.
4. Huy động các nguồn lực triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình, trong đó chủ yếu là nguồn xã hội hóa. Ngân sách nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật, thông qua lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, đề án khác theo từng giai đoạn.
Theo đó, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được thực hiện với những quan điểm được quy định tại Mục I nêu trên.
Sâm Việt Nam (Hình từ Internet)
Đưa Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế là mục tiêu của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2045?
Mục tiêu của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2030:
- Bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng;
- Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
- Sản lượng khai thác Sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 1.000 ha/năm), đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái) hoặc tương đương.
- Đầu tư, xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ Sâm Việt Nam gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi, trong đó có khoảng 50% cơ sở sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO (thực hành sản xuất tốt).
b) Định hướng đến năm 2045:
Phát triển Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới.
Theo quy định trên, định hướng đến năm 2045 của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam là phát triển Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được trích từ đâu?
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được quy định tại Mục VI Điều 1 Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Chương trình, các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 gồm ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?