Dựa vào đâu để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật?
- Dựa vào đâu để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật?
- Việt Nam có công nhận dịch vụ thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam không?
- Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định như thế nào?
Dựa vào đâu để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 76 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam như sau:
Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
1. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đánh giá tác động của toàn bộ vòng đời sản phẩm, dịch vụ từ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và tái chế sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại. Nội dung tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam là căn cứ để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, được công bố đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam là căn cứ để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, được công bố đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, Nhãn sinh thái Việt Nam được định nghĩa tại khoản 2 Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp để đối chứng với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.
Dựa vào đâu để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Việt Nam có công nhận dịch vụ thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường:
Theo đó, Việt Nam công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế, quốc gia ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam chứng nhận.
Ngoài ra, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận.
Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định như thế nào?
Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
- Ký hiệu tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam:
NSTVN-số hiệu: năm ban hành
Tên sản phẩm, dịch vụ
- Loại hình, tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường:
+ Mô tả loại hình sản phẩm, dịch vụ:
+ Tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ:
+ Mục tiêu bảo vệ môi trường:
- Thuật ngữ:
Thông tin về các thuật ngữ chứng chỉ quốc tế liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đề nghị chứng nhận.
- Tiêu chí:
+ Tiêu chí chung
+ Các tiêu chí cụ thể: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; công nghệ sản xuất; hệ thống quản lý môi trường; đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm của sản phẩm, dịch vụ; thu hồi, tái chế, xử lý, thải bỏ; tiêu chí có liên quan khác.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo trình tự sau:
- Thành lập hội đồng đánh giá;
- Tiến hành khảo sát thực tế;
- Họp hội đồng đánh giá;
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, tổ chức đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Hội đồng đánh giá có tối thiểu 07 thành viên, trong đó:
+ Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, ủy viên thư ký là công chức của cơ quan được giao đánh giá;
+ Các ủy viên là đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường hoặc sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận.
Hội đồng được tổ chức họp để đánh giá hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi có sự tham gia của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên.
Tóm lại, tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam là căn cứ để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, được công bố đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?