Dựa vào đâu để đề nghị đưa hệ thống thông tin do mình quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
- Cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm như thế nào về an ninh mạng?
- Dựa vào đâu để đề nghị đưa hệ thống thông tin do mình quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
- Nhiệm vụ rà soát các hệ thống thông tin không còn tiêu chí phù hợp để xác lập hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do ai thực hiện?
Cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm như thế nào về an ninh mạng?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật An ninh mạng 2018 cụ thể như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
- Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Dựa vào đâu để đề nghị đưa hệ thống thông tin do mình quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Dựa vào đâu để đề nghị đưa hệ thống thông tin do mình quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì khi xét thấy hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do mình quản lý không còn đáp ứng căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2022/NĐ-CP, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia lập hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì căn cứ xác lập hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
- Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia theo quy định của Luật An ninh mạng 2018.
- Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, điều khiển hoạt động của công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống thông tin thuộc các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật An ninh mạng 2018 khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ gây ra một trong các hậu quả sau đây:
+ Trực tiếp tác động đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sự tồn tại của chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại làm suy yếu khả năng phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân;
+ Gây thảm họa đối với đời sống con người, môi trường sinh thái;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động của công trình xây dựng cấp đặc biệt theo phân cấp của pháp luật về xây dựng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động hoạch định chủ trương, chính sách thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương.
Nhiệm vụ rà soát các hệ thống thông tin không còn tiêu chí phù hợp để xác lập hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do ai thực hiện?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:
Đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
...
2. Hằng năm, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát các hệ thống thông tin không còn tiêu chí phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này và yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin lập hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Mẫu số 05 Phụ lục);
b) Văn bản, tài liệu cần thiết khác có liên quan trực tiếp đến việc đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được áp dụng theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định đưa hệ thống thông tin vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Như vậy, nhiệm vụ rà soát các hệ thống thông tin không còn tiêu chí phù hợp để xác lập hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện theo định kì hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?