Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không? Nhân dân có thể phản án về hành vi chưa đúng mực của CSGT, Công an nhân dân qua những hình thức nào?

Trong một lần anh lưu thông trên đường thì đã bị một chiến sĩ CSGT gọi vào kiểm tra giấy tờ mặc dù anh không có lỗi. Chiến sĩ CSGT này có thái độ rất khó chịu, hành động lời nói rất không đúng mực. Nhưng anh không có bằng chứng về những hành vi đó. Anh thấy trên MXH nhiều người được quay video giám sát CSGT thực hiện nhiệm vụ thì có được không? Với lại anh có thể phản ánh việc đó bằng cách nào không em? - Câu hỏi của anh Minh Đăng đến từ Đồng Nai

Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?

Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA có liệt kê về 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng CSGT, Công an nhân dân, cụ thể:

Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên, bao gồm cả việc thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong đó phải đáp ứng 03 điều kiện:

(1) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

(2) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

(3) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, việc giám sát còn phải thỏa mãn quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA như sau:

3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Như vậy, việc ghi âm, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không bị cấm theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, người dân khi ghi âm, chụp hình không làm ảnh hưởng, cản trở công việc của lực lượng CSGT; tuân thủ điều kiện về việc sử dụng các loại thiết bị, phần mềm theo quy định pháp luật.

Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?

Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không? (Hình từ Internet)

Nhân dân có thể tham gia ý kiến, góp ý về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông qua các hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:

Những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
3. Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.

Như vậy, nhân dân có thể tham gia góp ý kiến về những vấn đề nêu trên. Trong đó có cả quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ. Kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.

Vì vậy, anh hoàn toàn có thể kiến nghị, phản ánh về hành vi chưa đúng mực của chiến sĩ CSGT đó.

Nhân dân có thể phản ánh về hành vi chưa đúng mực của CSGT, Công an nhân dân qua những hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:

Điều 8. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.
3. Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.

Như vậy, như anh trình bày thì nếu như anh cảm thấy cần có ý kiến góp ý về quy tắc ứng xử của lực lượng công an, mà cụ thể là chiến sĩ CSGT đó là chưa đúng mực thì anh có thể kiến nghị, phản ánh qua các hình thức sau:

+ Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.

+ Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.

+ Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

+ Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.

+ Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.

+ Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.

Công an nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 56 2024 quy định chi tiết Luật Nhà ở trong Công an nhân dân? Thông tư 56 2024 có hiệu lực từ khi nào?
Pháp luật
Tuyển sinh đào tạo đại học công an nhân dân thì học sinh yêu cầu phải là Đảng viên hay không?
Pháp luật
Ngày 7 tháng 11 là ngày gì? Ngày 7 tháng 11 là ngày gì của Công an? Công an nhân dân có chức năng gì?
Pháp luật
Có bao nhiêu Đại tướng Công an nhân dân? Độ tuổi phục vụ tối đa của Đại tướng Công an nhân dân là bao nhiêu?
Pháp luật
Việc phong hàm cấp bậc Đại tướng Công an nhân dân sẽ do ai thực hiện? Trường hợp nào được thăng cấp bậc Đại tướng Công an nhân dân trước thời hạn không?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công an có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng đúng không? Ai có quyền phong cấp bậc hàm Đại tướng?
Pháp luật
Chỉ tiêu bổ sung các trường Công an nhân dân 2024? Bổ sung, thay thế chỉ tiêu tuyển sinh các trường CAND 2024 bao nhiêu chỉ tiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,641 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào