Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải, người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy có bị phạt hành chính hay không?
Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải, người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy có bị phạt hành chính hay không?
Hành vi dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, hành vi dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a và điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
...
Theo đó, hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, hành vi dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
...
Tương tự như trường hợp xe ô tô, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong trường hợp dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải.
Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải, người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy có bị phạt hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những hình thức báo hiệu nào?
Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định tại Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
...
Theo đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Khi có đồng thời hiệu lệnh của các báo hiệu đường bộ thì người điều khiển xe thực hiện như thế nào?
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Lưu ý: Biển có tính chất tạm thời được hiểu là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?