Dừng xe là gì theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Phương tiện tham gia giao thông không được dừng xe tại vị trí nào?
Dừng xe là gì theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có định nghĩa về dừng xe như sau:
Dừng xe, đỗ xe
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
...
Theo đó, dừng xe được hiểu là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác.
Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
Dừng xe là gì theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Phương tiện tham gia giao thông không được dừng xe tại vị trí nào? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe tại vị trí nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe tại các vị trí sau đây:
(1) Bên trái đường một chiều;
(2) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
(3) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
(4) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
(5) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
(6) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
(7) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
(8) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
(9) Điểm đón, trả khách;
(10) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
(11) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
(12) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
(13) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
(14) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được vượt xe khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.
Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.
3. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.
Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.
...
Như vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chỉ được vượt xe khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 Tính năng tối thiểu phần mềm ứng dụng Online Banking phải có theo Thông tư 50 là tính năng nào?
- Mẫu phiếu đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 như thế nào?
- Mẫu phiếu chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ về hành vi VPHC về giao thông mới nhất?
- 08 chức năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking phải có theo Thông tư 50? Truy cập phần mềm ứng dụng Online Banking thế nào?
- Ngày tốt tháng 3 2025 lịch vạn niên? Xem ngày tốt tháng 3 năm 2025? Tháng 3 năm 2025 là tháng con gì?