Được cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong các trường hợp nào? Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không quy định ra sao?
- Được cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong các trường hợp nào?
- Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do thay đổi nội dung Giấy phép như thế nào?
- Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị mất, rách, hỏng quy định ra sao?
- Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị hủy như thế nào?
Được cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định về thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không thì có 03 trường hợp được cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không bao gồm:
- Cấp lại do thay đổi nội dung Giấy phép;
- Cấp lại do bị mất, rách, hỏng Giấy phép;
- Cấp lại do bị hủy Giấy phép.
Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do thay đổi nội dung Giấy phép như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định về thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do thay đổi nội dung Giấy phép như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
- Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP; các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy phép (nếu có);
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định;
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị mất, rách, hỏng quy định ra sao?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 11 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định về thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị mất, rách, hỏng như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
- Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị hủy như thế nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 11 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định về thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do bị hủy như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
- Hồ sơ bao gồm: các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ và điểm g khoản 2 Điều 10 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP;
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định;
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép cấp lại phải có nội dung quy định hủy bỏ giấy phép đã bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi nội dung hoặc Giấy phép bị hủy bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?