Được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát ở trong nước viên chức đã tốt nghiệp đại học Luật được hưởng những quyền lợi gì?
Viên chức đã tốt nghiệp đại học Luật để được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát còn phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát: đã tốt nghiệp đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự), thuộc biên chế của VKSND các cấp.
2. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ điều tra: Cán bộ điều tra; công chức đã tốt nghiệp đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự) và thuộc biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
3. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm.
4. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, viên chức đã tốt nghiệp đại học Luật để được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát còn phải được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự) và thuộc biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát ở trong nước (Hình từ Internet)
Viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát ở trong nước được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về quyền lợi của công chức, viên chức như sau:
Quyền lợi của công chức, viên chức
1. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả học tập xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân và của đơn vị.
3. Công chức, viên chức được cử đi học là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Theo đó, đối với viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát ở trong nước thì:
- Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
- Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả học tập xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
Đặc biệt, viên chức được cử đi học là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi theo quy định trên còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Việc cử viên chức đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của VKSND tối cao, thông báo tuyển sinh mở lớp của cơ quan, tổ chức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân sự Trung ương biết kế hoạch mở lớp.
2. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương rà soát, đối chiếu với quy hoạch cán bộ, kế hoạch và nhu cầu đào tạo của đơn vị mình để lựa chọn, giới thiệu danh sách công chức, viên chức dự tuyển đi học bảo đảm công khai, công bằng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn và gửi về VKSND tối cao đúng thời gian quy định.
3. Thẩm quyền quyết định cử người đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Quy chế phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo đó, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông báo tuyển sinh mở lớp của cơ quan, tổ chức và cơ sở đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân sự Trung ương biết kế hoạch mở lớp.
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân nêu trên rà soát, đối chiếu với quy hoạch cán bộ, kế hoạch và nhu cầu đào tạo của đơn vị mình để lựa chọn, giới thiệu danh sách viên chức dự tuyển đi học bảo đảm công khai, công bằng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao đúng thời gian quy định.
Thẩm quyền quyết định cử người đi đào tạo thực hiện theo Quy chế phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?