Được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp nào? Hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm những gì?
Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định các trường hợp được hoàn thuế như sau:
“1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.”
Như vậy, được hoàn thuế trong trường hợp: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
Hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm những gì trong trường hợp tái xuất hàng hóa ra nước ngoài?
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt thì thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như quy định về hoàn thuế nhập khẩu tại Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Dẫn chiếu, khoản 2 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất như sau:
- Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
+ Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn hoặc hóa đơn thương mại: 01 bản chụp.
+ Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp;
+ Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp;
+ Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài trong trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
+ Văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
+ Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: 01 bản chính.
Ngoài ra, căn cứ khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định về hồ sơ về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm như sau:
- Hồ sơ hoàn thuế, gồm:
+ Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
+ Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp ;
+ Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp;
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
+ Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định).
Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng với lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế đã xuất khẩu;
+ Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp;
+ Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp;
Như vậy, hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng; một số giấy tờ có liên quan trong trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất và hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.
Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 108/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP) quy định về khấu trừ thuế như sau:
(1) Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế) hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra.
Riêng đối với xăng sinh học: Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của kỳ khai thuế được căn cứ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp hoặc đã trả trên một đơn vị nguyên liệu mua vào của kỳ khai thuế trước liền kề của xăng khoáng để sản xuất xăng sinh học.
Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất, pha chế xăng sinh học, việc kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học (bao gồm cả số thuế chưa được khấu trừ hết phát sinh kể từ kỳ khai thuế tháng 01 năm 2016) được bù trừ với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác phát sinh trong kỳ. Trường hợp sau khi bù trừ, còn số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc hoàn trả.
Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
- Cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước kiêm bù trừ với các khoản thuế phải nộp khác (nếu có) - Mẫu 01a/ĐNHT kèm theo Nghị định này.
- Cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết đến cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết hoàn trả theo quy định.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn trả số thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại khoản này được thực hiện như quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của Cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước thực hiện chi hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học. Nguồn hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt được lấy từ số thu của ngân sách trung ương về thuế tiêu thụ đặc biệt.
(2) Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế tiêu thụ đặc biệt tính được ở khâu bán ra trong nước. Phần chênh lệch không được khấu trừ giữa số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu với số thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra trong nước, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt có 2 trường hợp: người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu; người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Như vậy, được hoàn thuế trong trường hợp: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm: công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng; một số giấy tờ có liên quan trong trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất và hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?