Được nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ không quá mấy trăm ha? Ai được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ?
Ai được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 185 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Đất rừng phòng hộ
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
2. Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
3. Người được Nhà nước giao đất quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 45 của Luật này.
Như vậy, các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó.
- Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
- Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
Theo đó, người được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Được nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ không quá mấy trăm ha? Ai được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ? (Hình từ Internet)
Được nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ không quá mấy trăm ha?
Căn cứ tại Điều 177 Luật Đất đai 2024 có quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như sau:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.
...
Như vậy, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân là không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024, cụ thể, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ là:
- Đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
+ Không quá 45 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Đối với đất trồng cây lâu năm:
+ Không quá 150 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
+ Không quá 450 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Đối với đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất là rừng trồng thì không quá 450 ha đối với mỗi loại đất.
Như vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ được xác định là không quá 15 lần hạn mức giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân.
Do đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ là không quá 450 ha.
Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
...
8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Theo quy định trên, tổ chức kinh tế sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì tổ chức kinh tế sẽ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ.
Xem thêm:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?