Được phép mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay trong những trường hợp nào?
- Được phép mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay trong những trường hợp nào?
- Việc mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang thì phải thông báo cho ai và thông báo những nội dung gì?
- Những đối tượng nào được phép làm thủ tục ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ để vận chuyển theo chuyến bay?
Được phép mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
1. Không được phép mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ; nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
b) Nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan;
c) Nhân viên bảo vệ pháp luật trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an;
d) Cán bộ áp giải được phép mang theo công cụ hỗ trợ thích hợp lên tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã, người bị từ chối nhập cảnh.
...
Theo quy định này thì được phép mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay trong những trường hợp sau:
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ; nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
- Nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan;
- Nhân viên bảo vệ pháp luật trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an;
- Cán bộ áp giải được phép mang theo công cụ hỗ trợ thích hợp lên tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã, người bị từ chối nhập cảnh.
Mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay (Hình từ Internet)
Việc mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang thì phải thông báo cho ai và thông báo những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
...
2. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về tên, chỗ ngồi, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay; những người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cùng chuyến bay phải được thông báo vị trí ngồi của nhau. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ lên tàu bay không được sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong suốt chuyến bay; có trách nhiệm duy trì vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn.
...
Như vậy, việc mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang thì phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay.
Và nội dung thông báo gồm: tên, chỗ ngồi, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay.
Và những người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cùng chuyến bay phải được thông báo vị trí ngồi của nhau.
Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ lên tàu bay không được sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong suốt chuyến bay; có trách nhiệm duy trì vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn.
Những đối tượng nào được phép làm thủ tục ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ để vận chuyển theo chuyến bay?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
...
3. Các đối tượng không thuộc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 của Điều này được phép làm thủ tục ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ để vận chuyển theo chuyến bay theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển, người khai thác tàu bay phải bảo đảm vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn, cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ ở vị trí hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.
...
Như vậy, những đối tượng không thuộc các trường hợp sau đây thì được phép làm thủ tục ký gửi ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ để vận chuyển theo chuyến bay:
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ; nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
- Nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan;
- Nhân viên bảo vệ pháp luật trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?