Được sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vào các mục đích gì? Đối tượng và phương thức sử dụng được quy định thế nào?
Được sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vào các mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-BTP có giải thích:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
2. “Sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” là việc tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để tra cứu, tìm kiếm, sao chép thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ các mục đích theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
Đồng thời tại Điều 29 Thông tư 06/2013/TT-BTP có quy định việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ các mục đích sau đây:
(1) Phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
(2) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp.
(3) Phục vụ công tác thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp.
Được sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vào các mục đích gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng, phương thức sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được quy định thế nào?
Về đối tượng được sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 30 Thông tư 06/2013/TT-BTP gồm có: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, người làm công tác lý lịch tư pháp có quyền sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền, phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Về phương thức sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì theo quy định tại Điều 31 Thông tư 06/2013/TT-BTP gồm có:
(1) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thông qua phần mềm chuyên dụng.
(2) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thông qua nghiệp vụ tra cứu, tìm kiếm hồ sơ được lưu trữ.
Việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được yêu cầu thế nào?
Việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được chia thành hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, cụ thể mỗi trường hợp được yêu cầu như sau:
- Về việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thực hiện theo yêu cầu tại Điều 33 Thông tư 06/2013/TT-BTP, cụ thể:
Yêu cầu sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy
1. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyền hạn được giao.
2. Khi sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp phải có văn bản yêu cầu.
3. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
4. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được ghi vào sổ giao, nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.
- Về việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thực hiện theo yêu cầu tại Điều 36 Thông tư 06/2013/TT-BTP, cụ thể:
Yêu cầu sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyền hạn được giao.
2. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử để cung cấp thông tin theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
3. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được lưu vết trên phần mềm chuyên dụng nhằm phục vụ hoạt động rà soát, đối chiếu, thống kê, báo cáo.
Bên cạnh đó việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-BTP như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
1. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân thủ theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP) và Thông tư này.
2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải đúng mục đích, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và lưu trữ lâu dài, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
3. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng theo nhiệm vụ, chức trách của người làm công tác lý lịch tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?