Đường hai chiều là gì? Tốc độ khai thác tối đa đối với xe gắn máy trên đường hai chiều là bao nhiêu km/h?
Đường hai chiều là gì?
Để biết đường hai chiều là gì thì căn cứ tại Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, được xác định bằng biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư” và biển báo “Hết khu đông dân cư”.
2. Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
3. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
4. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách giữa.
5. Trọng tải là khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép, được ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại ô tô sản xuất, lắp ráp.
...
Theo đó, đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách giữa.
Đường hai chiều là gì? Tốc độ khai thác tối đa đối với xe gắn máy trên đường hai chiều là bao nhiêu km/h? (Hình từ Internet)
Tốc độ khai thác tối đa đối với xe gắn máy trên đường hai chiều là bao nhiêu km/h?
Để biết tốc độ khai thác tối đa đối với xe gắn máy trên đường hai chiều là bao nhiêu km/h thì căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT như sau:
Tốc độ khai thác tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa là 40 km/h.
Như vậy, tốc độ khai thác tối đa đối với xe gắn máy tham gia giao thông trên đường hai chiều được quy định là 40 km/h (trừ đường cao tốc).
Việc đặt biển báo tốc độ khai thác của đường bộ được quy định thế nào?
Việc đặt biển báo tốc độ khai thác của đường bộ được quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT như sau:
(1) Việc đặt biển báo tốc độ khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, lưu lượng, loại phương tiện và thời gian trong ngày.
(2) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản (3) quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
- Đối với đường đôi, đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng cho từng chiều đường;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác trong trường hợp quy định tại khoản (4).
(3) Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản (2), bao gồm:
- Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam đối với đường cao tốc được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý:
- Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường cao tốc do doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, vận hành, khai thác; hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý.
(4) Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quy định tại khoản (3) chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến, Ủy ban nhân cấp huyện nơi có đoạn đường cần đặt biển báo tốc độ cho phép để xem xét, quyết định tốc độ khai thác cho phép và tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trong các trường hợp sau:
- Đường bộ đang khai thác nằm trong khu vực đông dân cư có điều kiện bất lợi (đường một chiều hoặc đường hai chiều có tổng bề rộng phần xe chạy nhỏ hơn 3,0m và tập trung công trình hạ tầng liên tiếp, sát mép phần xe chạy, tầm nhìn hạn chế).
- Đường bộ đang khai thác nằm ngoài khu vực đông dân cư thuộc các đoạn đường cấp IV, cấp V, cấp VI và các đoạn đường theo cấp kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Đường bộ, có điều kiện bất lợi, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn giao thông (bán kính đường cong nhỏ, đường cong liên tiếp, độ dốc dọc lớn, tầm nhìn hạn chế).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị cung cấp phôi giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mới nhất theo Nghị định 166?
- Chậm nộp tờ khai thuế GTGT trên 90 ngày xử phạt 15.000.000 đồng hay 25.000.000 đồng? Tải về mẫu tờ khai thuế GTGT?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng hạng I là gì theo Nghị định 175?
- Đô thị trung tâm là gì? Cơ sở sản xuất công nghiệp trong đô thị trung tâm thực hiện di dời khi nào?
- Đình chỉ quyết định công nhận cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp khi nào?