Đường ngang nguy hiểm là gì? Ai thực hiện xóa bỏ đường ngang nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia?
Đường ngang nguy hiểm trong hoạt động đường sắt là gì?
Đường ngang nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
1. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, bao gồm:
a) Nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi chung là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt);
b) Nơi có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi chung là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt).
2. Đường ngang nguy hiểm là đường ngang thường xuyên xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực đường ngang theo tiêu chí xác định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, đường ngang nguy hiểm là đường ngang thường xuyên xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực đường ngang theo tiêu chí xác định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này, cụ thể:
Tại Điều 6 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định:
Tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt
Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất thuộc các trường hợp sau:
1. Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên.
2. Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên.
3. Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.
Và Điều 7 Nghị định 65/2018/NĐ-CP về Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt:
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên hiện trạng công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất, thuộc các trường hợp sau:
1. Xảy ra tối thiểu 01 vụ tai nạn có người chết hoặc tối thiểu 02 vụ tai nạn chỉ có người bị thương nhưng chưa đến mức được xác định là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt.
2. Hiện trạng công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt, công tác tổ chức giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường sắt, gồm:
a) Tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông bị hạn chế;
b) Đường ngang không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khoảng cách giữa các đường ngang không phù hợp với quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Hành lang an toàn giao thông đường sắt bị vi phạm hoặc đi qua khu đông dân cư;
d) Khu vực có nhiều lối đi tự mở qua đường sắt và các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khác.
Đường ngang nguy hiểm trong hoạt động đường sắt (Hình từ Internet)
Xóa bỏ các đường ngang nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm
Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm, gồm:
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
b) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức thực hiện việc giảm, xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; huấn luyện nghiệp vụ cho người được địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác đối với các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt để thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
b) Thực hiện việc xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
c) Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác và cung cấp trang thiết bị cho người do địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
d) Thực hiện chốt gác tại các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông trên đường sắt quốc gia.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện việc xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức thực hiện việc giảm, xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.
Phải xây dựng đường ngang nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt tại những nơi nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống
1. Tại điểm giao cắt giữa đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ với đường bộ, đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống phải xây dựng đường ngang. Dự án đầu tư xây dựng đường ngang được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
...
Theo đó, tại điểm giao cắt giữa đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ với đường bộ, đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống phải xây dựng đường ngang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?