Đường sắt lồng gồm những cấp kỹ thuật nào? Các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt cần đáp ứng đối với đường sắt lồng là gì?
- Đường sắt lồng được phân cấp kỹ thuật gồm những loại nào?
- Các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt cần đáp ứng đối với đường sắt lồng là gì?
- Mắt cắt hầm tối thiểu đối với từng loại đường sắt được quy định như thế nào?
- Đối với đường sắt tốc độ cao, những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi thiết kế và xây dựng là gì?
Đường sắt lồng được phân cấp kỹ thuật gồm những loại nào?
Căn cứ tiểu mục 3.3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, việc phân cấp kỹ thuật đường sắt đối với đường sắt lồng (khổ 1435 mm và khổ 1000 mm) được quy định như sau:
"3.3.1 Cấp kỹ thuật đường sắt
Đường sắt lồng (khổ 1435 mm và khổ 1000 mm) được chia thành các cấp kỹ thuật như sau:
- Đường sắt cấp 1 - Đường sắt lồng;
- Đường sắt cấp 2 - Đường sắt lồng."
Các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt cần đáp ứng đối với đường sắt lồng là gì?
Căn cứ tiểu mục 3.3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt cụ thể như sau:
"3.3.2 Các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt
Đường sắt lồng (khổ 1435 mm và 1000 mm) được phân cấp tương ứng với đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm và đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm như quy định ở bảng sau:
Bảng 11 - Phân cấp kỹ thuật đường sắt lồng (khổ 1435 mm và 1000 mm)
TT | Cấp kỹ thuật đường sắt lồng (khổ 1435 mm và khổ 1000 mm) | Tương đương cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm |
1 | Đường sắt cấp 1 - Đường sắt lồng | Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm |
2 | Đường sắt cấp 2 - Đường sắt lồng | Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm |
Mắt cắt hầm tối thiểu đối với từng loại đường sắt được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, mắt cắt hầm tối thiểu đối với từng loại đường sắt được nêu cụ thể như sau:
"4. Quy định mặt cắt hầm tối thiểu đối với đường sắt khổ 1000 mm, khổ 1435 mm và đường sắt lồng (khổ 1435 mm và 1000 mm)
Diện tích hữu hiệu của mặt cắt ngang hầm đường sắt phải có diện tích nhỏ nhất, nhưng đồng thời bảo đảm các yếu tố sau; khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của phương tiện giao thông đường sắt qua lại hầm; số lượng đường, khổ đường và khoảng cách giữa các đường; hiệu ứng khí động lực học; hình thức kết cấu đường ray và phương thức vận hành, bảo trì; phương thức sử dụng sức kéo bằng diezen hoặc điện; không gian đảm bảo cứu hộ và lắp đặt thiết bị thiết bị thông tin, tín hiệu, điện, các thiết bị phụ trợ khác trong hầm; an toàn cho nhân viên duy tu, bảo dưỡng hầm đường sắt.
Đối với đường sắt lồng (khổ 1000 mm và 1435 mm): Diện tích hữu hiệu của mặt cắt ngang hầm đường sắt phải thỏa mãn đối với đường sắt khổ 1435 mm."
Đường sắt lồng, đường sắt tốc độ cao (Hình từ Internet)
Đối với đường sắt tốc độ cao, những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi thiết kế và xây dựng là gì?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, những yêu cầu đối với đường sắt tốc độ cao được quy định cụ thể như sau:
"5. Đường sắt tốc độ cao
5.1 Tốc độ thiết kế
Đường sắt tốc độ cao được thiết kế theo các dải tốc độ thiết kế:
≥ 200 km/h đến ≤ 250 km/h;
≤ 300 km/h;
≤ 350 km/h.
5.2 Bán kính đường cong nằm
5.2.1. Bán kính đường cong nằm của đường sắt tốc độ cao phải phù hợp với tốc độ thiết kế và được quy định ở bảng 12.
Bảng 12 - Bán kính đường cong nằm của đường sắt tốc độ cao
Tốc độ thiết kế (km/h) | ≥ 200 đến ≤ 250 | ≤ 300 | ≤ 350 | ||
Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất (m) | Kết cấu tầng trên có đá balát | Bình thường | ≥ 3500 | ≥ 5000 | ≥ 7000 |
Khó khăn | ≥ 3000 | ≥ 4500 | ≥ 6000 | ||
Kết cấu tầng trên không có đá balát | Bình thường | ≥ 3200 | ≥ 5000 | ≥ 7000 | |
Khó khăn | ≥ 2800 | ≥ 4000 | ≥ 5500 | ||
CHÚ THÍCH: Giá trị nhỏ nhất trong trường hợp khó khăn nên áp dụng sau khi tiến hành so sánh, lựa chọn về mặt kinh tế kỹ thuật. |
5.2.2 Bán kính đường cong nằm lớn nhất cho phép: ≤ 12000 m.
5.3 Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất
Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất của đường sắt tốc độ cao phải phù hợp với tốc độ thiết kế và được quy định ở bảng 13.
Bảng 13 - Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất
Tốc độ thiết kế (km/h) | ≥ 200 đến ≤ 250 | ≤ 300 | ≤ 350 |
Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất (m) | ≥ 20000 | ≥ 25000 | ≥ 25000 |
5.4 Độ dốc lớn nhất của tuyến đường
Độ dốc lớn nhất của tuyến chính trong khu gian: ≤ 20‰. Trong điều kiện khó khăn sau khi so sánh về mặt kinh tế kỹ thuật: ≤ 30‰
Chú thích: khi độ dốc lớn nhất của tuyến đường hoạt động lớn hơn 30‰ thì phải sử dụng kết cấu tầng trên không đá balát.
5.5 Kích thước mặt nền đường
5.5.1 Khoảng cách giữa hai tim đường chính tuyến liền kề trên đường thẳng được quy định ở bảng sau:
Bảng 14 - Khoảng cách giữa hai tim đường chính tuyến liền kề trên đường thẳng
Tốc độ thiết kế (km/h) | ≥ 200 đến ≤ 250 | ≤ 300 | ≤ 350 |
Khoảng cách giữa hai tim đường chính tuyến liền kề trên đường thẳng (m) | ≥ 4,6 | ≥ 4,8 | ≥ 5,0 |
5.5.2 Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường được quy định ở bảng sau:
Bảng 15 - Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường
Tốc độ thiết kế (km/h) | ≥ 200 đến ≤ 250 | ≤ 300 | ≤ 350 |
Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường ngoài cùng ra vai đường (m) | Kiến trúc tầng trên không có đá balát | ≥ 4,3 | |
Kiến trúc tầng trên có đá balát | ≥ 4,4 |
5.6 Diện tích hữu hiệu của mặt cắt hầm tối thiểu
Ngoài các quy định tương tự như đã nêu tại mục 3.4.1 của tiêu chuẩn này, diện tích hữu hiệu của mặt cắt hầm đối với không gian tĩnh trong đường hầm được quy định ở bảng sau:
Bảng 16 - Diện tích hữu hiệu của mặt cắt hầm tối thiểu
Tốc độ thiết kế (km/h) | ≥ 200 đến ≤ 250 | ≤ 300 | ≤ 350 | |
Diện tích hữu hiệu của mặt cắt hầm tối thiểu (m2) | Đối với hầm đôi | ≥ 90 | ≥ 100 | ≥ 100 |
Đối với hầm đơn | ≥ 58 | ≥ 70 | ≥ 70 |
5.7 Hệ thống thông tin vô tuyến
Hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng loại sóng không gian kết hợp cáp đồng trục hở LCX.
5.8 Hệ thống tín hiệu điều khiển
Hệ thống tín hiệu điều khiển sử dụng các loại hình sau:
- Tín hiệu đầu máy;
- Tín hiệu điều khiển ATC/CTC;
- Mạch điện ray không cách điện kết hợp máy đếm trục.
5.9 Điện sức kéo
Sử dụng điện xoay chiều 25KV, 1 pha.
5.10 Phương thức động lực
Phương thức động lực: sử dụng phương thức động lực phân tán hoặc động lực tập trung.
5.11 Hệ thống giám sát thiên tai, sự cố
Bố trí đầy đủ hệ thống giám sát thiên tai, sự cố."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?