Đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng trong vụ việc dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng không?
- Trong vụ việc dân sự, đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng có phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng không?
- Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập đối với vụ việc dân sự gồm những chi phí nào?
- Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự trong vụ việc dân sự yêu cầu Tòa án triệu tập được tính như thế nào?
Trong vụ việc dân sự, đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng có phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng không?
Căn cứ theo Điều 47 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng như sau:
Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
1. Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng. Người yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số người làm chứng, nơi làm việc, nơi cư trú của họ và các thông tin cần thiết khác làm cơ sở để Tòa án xác định mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự triệu tập người làm chứng, Tòa án thông báo cho người có yêu cầu đến Tòa án để nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng, trong thông báo phải nêu rõ số tiền, thời gian nộp tiền.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
Trong đó, theo Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Theo đó, đối với vụ việc dân sự, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
Người yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số người làm chứng, nơi làm việc, nơi cư trú của họ và các thông tin cần thiết khác làm cơ sở để Tòa án xác định mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự triệu tập người làm chứng, Tòa án thông báo cho người có yêu cầu đến Tòa án để nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng, trong thông báo phải nêu rõ số tiền, thời gian nộp tiền.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
Tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập đối với vụ việc dân sự (Hình từ Internet)
Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập đối với vụ việc dân sự gồm những chi phí nào?
Căn cứ theo Điều 48 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định như sau:
Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí cho người làm chứng xác định theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh này.
Theo đó, mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí cho người làm chứng xác định theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012, cụ thể:
Mức chi phí cho người làm chứng
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012, quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
...
Như vậy, mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng do đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập gồm một hoặc một số chi phí sau:
- Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng;
- Chi phí đi lại (nếu có);
- Chi phí lưu trú (nếu có);
- Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự trong vụ việc dân sự yêu cầu Tòa án triệu tập được tính như thế nào?
Vì theo Điều 48 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định thì mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí cho người làm chứng xác định theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
...
2. Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
...
Theo đó, mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng do đương sự trong vụ việc dân sự yêu cầu Tòa án triệu tập được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ việc dân sự.
Lưu ý: Pháp lệnh này quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng và người phiên dịch trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (sau đây gọi chung là chi phí trong tố tụng) theo Điều 1 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?