Gạo đồ được hiểu như thế nào? Gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như thế nào?
Gạo đồ được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:
Gạo đồ (parboiled rice)
Gạo được chế biến từ thóc đồ, gạo lật đồ, do đó tinh bột được hồ hóa hoàn toàn, sau đó sấy khô.
Theo đó, gạo đồ là gạo được chế biến từ thóc đồ, gạo lật đồ, do đó tinh bột được hồ hóa hoàn toàn, sau đó sấy khô.
Gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:
Phân hạng
Gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như sau:
- Gạo đồ 5 % tấm;
- Gạo đồ 10 % tấm;
- Gạo đồ 15 % tấm.
Theo đó, gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như sau:
- Gạo đồ 5 % tấm;
- Gạo đồ 10 % tấm;
- Gạo đồ 15 % tấm.
Gạo đồ (Hình từ Internet)
Gạo đồ được bảo quản như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
...
8.3 Bảo quản
Bảo quản gạo đồ trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo.
Kho bảo quản phải kín, ngăn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.
Trước khi chứa gạo đồ, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.
Bao gạo đồ xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, các bao được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo đồ được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.
Lô gạo đồ được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.
Như vậy, gạo đồ được bảo quản như sau:
- Bảo quản gạo đồ trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo.
- Kho bảo quản phải kín, ngăn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.
- Trước khi chứa gạo đồ, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.
- Bao gạo đồ xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, các bao được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo đồ được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.
- Lô gạo đồ được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.
- Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.
Gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
...
8.2 Ghi nhãn
8.2.1 Ghi nhãn bao bì để bán lẻ
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và ít nhất cần có các thông tin sau đây:
- Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo đồ”.
- Khối lượng tịnh.
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc người bán lẻ.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Hạng chất lượng.
- Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.
- Hạn sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Hướng dẫn bảo quản.
8.2.2 Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ
Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.
Theo đó, gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như sau:
* Ghi nhãn bao bì để bán lẻ
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và ít nhất cần có các thông tin sau đây:
- Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo đồ”.
- Khối lượng tịnh.
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc người bán lẻ.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Hạng chất lượng.
- Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.
- Hạn sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Hướng dẫn bảo quản.
* Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ:
- Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì.
Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?