Giá cả hàng hóa là gì? Hành vi loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Giá cả hàng hóa là gì? Hành vi loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội là bao nhiêu năm?
- Người tiêu dùng có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa không?
Giá cả hàng hóa là gì? Hành vi loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó. Nói theo nghĩa rộng thì đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản nào đó.
Giá trị của một hàng hóa thường là một đại lượng biến đổi xung quanh giá trị.
Khi cung và cầu của một hay một nhóm hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và tương ứng với chất lượng của hàng hóa đó, điều này hiếm khi xảy ra.
Giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung hơn cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa tương ứng.
Như vậy, có thể hiểu giá cả hàng hóa là số tiền sử dụng để mua một mặt hàng hóa nào đó, nói nghĩa rộng hơn là là số tiền người mua phải chi trả để chiếm hữu, tiêu dùng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Hành vi loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP như sau:
Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Hành vi đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Theo đó tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP như sau:
Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
…
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Hành vi này được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Giá cả hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội là bao nhiêu năm?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 44 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với người loan tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội là 02 năm.
Người tiêu dùng có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa không?
Người tiêu dùng có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Giá 2012 như sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì người tiêu dùng được quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?